Dù Việt Nam và Nhật Bản điều thuộc khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên mỗi quốc gia lại có những nét văn hóa, phong tục khác biệt, ngôn ngữ… khác biệt.
Cho nên, nhằm giúp cho các thực tập sinh có thể tránh khỏi những khó khăn và rắc rối khi đến đất nước này sinh sống và làm việc, Đại sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam đã chia sẻ những kiến thức bổ ích. Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này các bạn nhé.
Đại sứ Quán chia sẻ: " Khi sống ở một đất nước có văn hóa và phong tục tập quán khác với đất nước mình, vì không biết mà bạn có thể gây nên điều phiền toái hoặc bị vướng vào rắc rối. Chúng tôi muốn giới thiệu về một số trường hợp như thế để các bạn tham khảo, nhằm giúp cuộc sống sinh hoạt tại Nhật của các bạn được thuận lợi hơn ".
Những người cư trú trung/dài hạn ở Nhật Bản có nghĩa vụ phải luôn mang theo thẻ ngoại kiều. Không mang theo thẻ ngoại kiều bên mình là vi phạm phạm luật quản lý xuất nhập cảnh và chứng nhận người tị nạn.
Theo quy định của Luật hình sự, hành động này có thể bị kết tội xâm nhập trái phép nơi ở của người khác.
Đây là hành vi vi phạm Luật vận hành đường sắt.
Hành vi vi phạm Luật quản lý bảo vệ chim, thú và Luật công viên thiên nhiên. Do đó, hãy chấm dứt việc bắt giữ chim, thú hoang dã một cách tùy tiện.
Việc cá nhân bán gia súc như lợn, bò qua mạng xã hội không phải bình thường mà có khả năng đó là gia súc bị đánh cắp. Ngoài ra, Luật giết mổ gia súc nghiêm cấm việc giết mổ, xẻ thịt gia súc như lợn, bò ở ngoài cơ sở giết mổ, chế biến thịt được cấp phép.
Hơn nữa, theo quan niệm thông dụng của xã hội Nhật Bản thì chó, mèo là những vật nuôi cưng được bảo vệ, do đó hành vi đánh đập, giết hại chó mèo là vi phạm Luật bảo vệ động vật.
Nếu tư cách lưu trú không cho phép làm việc mà cố tình làm là lao động bất hợp pháp. Về nguyên tắc, thực tập sinh kỹ năng không thể làm thêm công việc khác ngoài nội dung thực tập kỹ năng.
Để lái xe trên các tuyến đường công cộng ở Nhật Bản thì cần phải có bằng lái xe do cơ quan quản lý của Nhật Bản cấp. Bạn hãy đổi bằng lái xe của mình (do cơ quan Việt Nam cấp) sang bằng lái xe của Nhật Bản tại các trung tâm cấp bằng lái xe.
Trường hợp lái xe máy (xe đạp điện) ở Nhật Bản, tùy theo chủng loại động cơ và lượng khí thải cần phải có bằng lái xe đạp có gắn động cơ ( bằng lái xe ô tô thông thường là được phép) hoặc là bằng lái xe 2 bánh (xe máy). Bạn hãy thi lấy bằng lái xe của Nhật Bản tại các trung tâm cấp bằng lái xe rồi mới đi xe máy (xe đạp điện) nhé.
Ở Nhật Bản có nhiều nhà làm bằng gỗ nên dễ sinh hỏa hoạn. Hơn nữa, đốt pháo hoa gây ra nhiều khói làm phiền những người xung quanh. Vì thế, bạn hãy đốt pháo hoa ở ngoài trời tại những địa điểm và thời gian được quy định.
Tiếng ồn làm phiền những cư dân xung quanh, có thể dẫn tới rắc rối. Chỉ hát Karaoke tại cơ sở Karaoke.
Tự ý lấy hàng hóa xếp đặt trước các cửa hàng mang về có thể bị kết tội trộm cắp theo Luật hình sự.
Theo quy định của Luật hình sự có thể bị kết tội trộm cắp và tội biển thủ tài sản riêng của người khác. Do đó, cho dù thấy xe đạp bỏ bừa bãi cũng không tự ý lấy đi.
Vừa đi xe đạp vừa thao tác điện thoại thông minh sẽ không chú ý quan sát phía trước, lái xe một tay… như vậy là vi phạm Luật giao thông đường bộ. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy dừng xe rồi mới xem điện thoại.
Cũng giống như việc vừa đi xe đạp vừa thao tác điện thoại thông minh, hành động này vi phạm Luật giao thông đường bộ. Gặp khi trời mưa, bạn hãy mặc áo mưa và lái xe bằng cả hai tay.
Về nguyên tắc cấm ngồi lên thùng xe tải nhẹ, bởi hành động này vi phạm Luật giao thông đường bộ.
Hành vi xả rác bừa bãi ra đường đi, công viên, khu đất trống là tội xả rác bất hợp pháp. Tùy theo khu vực mà có các quy định về việc bỏ rác. Hãy phân loại rác và bỏ rác đúng ngày, giờ đã được quy định.
Với những chia sẻ này từ Đại sứ Quán, hy vọng rằng đã cung cấp được những thông tin bổ ích cho các bạn.
Bài viết này được tham khảo từ trang thông tin của Đại sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam: https://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/11_000001_00444.html