Tết Trung thu của người Nhật diễn ra như thế nào?
TẾT TRUNG THU CỦA NGƯỜI NHẬT
DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
🏮🏮🏮
Là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á vì thế việc ăn mừng ngày Tết Trung thu cũng không ngoại lệ với xứ sở Hoa anh đào.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia vẫn sẽ có những nghi lễ và văn hoá khác nhau. Cùng tìm hiểu những đặc trưng và ý nghĩa ngày Tết Trung thu tại đất nước Mặt trời mọc có những gì nhé!
Người Nhật đón Tết Trung thu như thế nào?
1. Trung thu tại Nhật được tổ chức 2 lần trong năm
Lễ Trung thu ở Nhật được gọi là Otsukimi.
Ngoài 15/8 âm lịch, Otsukimi được tổ chức lần 2 vào khoảng 1 tháng sau - ngày 13/9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là "trăng sau". Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13.
Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là "Kata-tsukimi".
Lễ trung thu tại Nhật tổ chức 2 lần trong năm
2. Bánh trung thu tại Nhật
Nếu ở Việt Nam bánh trung thu truyền thống là bánh nướng hay bánh dẻo. Và theo thời gian người Việt biến tấu thêm nhiều loại bánh khác như Trung thu rau câu, Lava... Thì ở Nhật là bánh gạo với tên gọi Tsukimi Dango.
Bánh gạo Tsukimi Dango
Theo phong tục của người Nhật thì loại bánh này sẽ được bày biện vào ngày trung thu đầu tiên để dâng lên thần linh, cầu mong cho mọi người trong gia đình có được sức khỏe, trường thọ và mùa màng bội thu.
Bánh gạo Tsukimi Dango truyền thống đón Trung thu tại Nhật
Trong ngày này, người dân xứ sở Hoa anh đào cũng sáng tạo ra rất nhiều loại bánh khác nhau từ chính mùa màng của mùa thu để tế trăng. Khoai tây ngọt được dâng hiến lúc trăng tròn, trong khi đậu hay hạt dẻ được cúng lúc trăng non vào tháng tiếp theo.
Chính vì vậy cũng có rất nhiều tên khác nhau trong ngày lễ kỷ niệm này dựa theo các món ăn như Imomeigetsu “trăng vụ mùa khoai tây” và Mamemeigetsu “trăng vụ mùa đậu”.
Bánh thỏ đón Trung thu ở Nhật
3. Trang trí trung thu tại Nhật
Ở Việt Nam trang trí trung thu chủ yếu là lồng đèn thì ở Nhật sẽ dùng cỏ lau “Susuki” làm vật trang trí chính.
Người Nhật trang trí Trung thu bằng cỏ lau “Susuki”
Từ xưa, có lau đã được xem như hiện thân của thần Mặt Trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và giúp mùa màng bội thu.
Ngoài ra, cũng có nơi cho rằng hình dáng chĩa nhọn của sợi cỏ lau có khả năng xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, cỏ lau cũng thường được đem treo trước của nhà.
Cỏ lau “Susuki” - mang nhiều ý nghĩa với người Nhật
Ngoài ra, để không gian buổi ngắm trăng trở nên thú vị và sinh động hơn người Nhật còn dùng thêm 6 loại cỏ cơ bản của mùa thu Nhật Bản:
hồ chi (Hagi), sắn dây rừng (Kuzu), hoa nữ lang (Ominaeshi), trạch lan (Fujibakama), cát cánh (kikyo) và cẩm chướng (Nadeshiko), cùng nhiều loại hoa dại gần gũi khác.
Trang trí trung thu tại Nhật
4. Đèn lồng cá chép trung thu tại Nhật
Đèn lồng ông sao là đặc trưng truyền thống trong ngày hội Trăng rằm ở nước ta. Thì với trẻ em Nhật Bản sẽ được sắm cho chiếc lồng đèn cá chép để tham gia vào hội rước đèn.
Đèn lồng cá chép ở Nhật tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai.
Đèn lồng cá chép trung thu tại Nhật
5. Lễ ngắm trăng mùa thu tại Nhật
Vào ngày Trung thu người dân Nhật Bản sẽ quây quần bên gia đình và lựa chọn địa điểm thích hợp nhất để cùng nhau ngắm trăng và hàn huyên chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống.
Trung thu là Tết đoàn viên
Trên các con phố sẽ được trang trí hàng ngàn chiếc lồng đèn rực rỡ. Người dân sẽ tham gia lễ rước đèn và hoạt động thả đèn trên sông tại các ngôi chùa cầu mong những điều tốt đẹp.
Lễ hội ngắm trăng mùa thu tại Nhật
Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều nét văn hoá truyền thống và phong tục tập quán của xứ Phù Tang.
Cùng nhiều thông tin đơn hàng xuất khẩu lao động hấp dẫn cho những bạn có mong muốn tạo dựng tương lai, tìm kiếm nguồn kinh tế lý tưởng tại Nhật Bản.
Công ty TNHH Nhân lực Mirai - Nâng tầm lao động Việt
🎏🎏🎏
TIN LIÊN QUAN
Người Nhật luôn được biết đến với những tính cách nho nhã, lịch sự. Chính vì thế mà vấn đề liên quan đến xã hội, cộng đồng càng khiến họ phải giữ thái độ tôn trọng và lịch thiệp với nhau. Chẳng hạn như việc tham gia giao thông sẽ cho bạn thấy văn hoá con người xứ sở Hoa anh đào lịch sự và hoà nhã như thế nào!
Tổng cộng có 42 Giáo sư, Sinh viên và Nhân viên Khoa Văn thư của Đại học Meiji đã đến tham quan Công ty TNHH Nhân lực Mirai
Nhật Bản mùa xuân hoa anh đào phủ hồng khắp những góc trời, mùa hè là sự tươi mát được bao phủ bởi biển cả và những tán lá xanh, mùa đông tuyết phủ trắng xoá khắp mọi ngã đường và mùa thu Nhật Bản sẽ khoác lên mình sắc vàng sắc đỏ của những tán cây phong, cây rẽ quạt...
Ngày kính lão - ngày người Nhật dành để tạ ơn những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, mừng họ sống lâu, trong ngày này tại nhiều nơi ở Nhật Bản người dân cũng tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và trẻ em được dạy làm các quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình. Vậy nếu muốn tặng quà ý nghĩa và đặc biệt cho người già trong ngày Kính lão thì nên tặng gì? Cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé!
Thu về - khắp con đường góc phố xứ Phù Tang khoác lên mình một màu áo mới lung linh sắc vàng sắc đỏ của mùa lá đổ. Nhật Bản vào thu ngoài những rừng lá phong bạt ngàn sắc đỏ thì những con đường bạch quả rực rỡ sắc vàng cũng thu hút rất nhiều du khách.
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia thường ăn và sản xuất thực phẩm theo mùa. Mỗi mùa tại Nhật sẽ có những loại thực phẩm rất riêng và mang đậm không khí của mùa đó. Và tháng 9 mùa thu, thì nên ăn gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha!
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 02/09/2024
Nền công nghiệp điện tử của Nhật Bản luôn được đánh giá là hiện đại và phát triển thuộc top đầu thế giới. Do đó, nhu cầu tuyển dụng lao động cho ngành điện tử rất lớn và liên tục. Đây cũng là ngành được các lao động Việt chọn lựa để xuất khẩu lao động Nhật Bản rất nhiều, thậm chí là lao động nữ. Cùng tìm hiểu xem, đơn hàng điện tử có những ưu khuyết điểm như thế nào để xem xét bản thân và có được những lựa chọn phù hợp nha!
Có thể nói Nhật Bản là thiên đường của những bãi biển. Khi thiên nhiên ưu ái ban tặng cho xứ sở Mặt trời mọc lãnh thổ với 4 mặt giáp biển và hàng loạt những hòn đảo lớn nhỏ.
Nhắc đến mùa hè Nhật Bản ngoài màu xanh của cây cỏ và biển cả. Còn có một biểu tượng nổi tiếng khác đó là chuông gió. Chuông gió ở Nhật có tên là Furin và chúng không chỉ đơn thuần được làm vật trang trí hay điểm tô nhà cửa. Mà đằng sau đó, chúng còn mang rất nhiều ý nghĩa theo quan niệm truyền thống của người dân xứ Phù Tang.
- trước
- 1
- xem tiếp
VIỆC LÀM MIRAI
- trước
- 1
- xem tiếp