contact@miraihuman.com
Hotline: (+84) 28 6686 3208
    đang tìm kiếm việc làm, ngày phỏng vấn...

đăng ký ngay

Một số lỗi văn hoá cần tránh tại Nhật Bản

11/03/2024 13:58

MỘT SỐ LỖI VĂN HOÁ CẦN TRÁNH 

TẠI NHẬT BẢN 

🎌🎌🎌

 

Nhật Bản đất nước được biết đến với sự lịch thiệp và tỉ mỉ. Vì thế, sẽ có vô vàn những quy tắc được đặt ra trong đời sống và thậm chí là truyền thống vốn có từ xưa. Vì lẽ đó, khi đến Nhật bạn cần tránh những điều sau để không làm phiền lòng hay ảnh hưởng đến người xung quanh.

 

Một số lỗi văn hoá cần tránh tại Nhật Bản

 

1. Mang giày dép đi đường vào nhà 

Nếu được người Nhật mời đến nhà thì hãy nhớ rằng, đừng mang giày vào nhà. Mỗi ngôi nhà ở Nhật Bản đều có một khu vực gọi là genkan, đây là nơi để bạn tháo bỏ giày dép trước khi vào nhà. Thông thường, genkan được xây thấp hơn một bậc so với phần còn lại của ngôi nhà nhằm ngăn chặn những thứ không sạch sẽ từ giày dép xâm nhập vào nhà. 

 

Việc giữ trong – ngoài tách biệt là điều cực kỳ quan trọng ở đất nước mặt trời mọc, là một phần trong văn hóa Uchi – Soto. Mặt khác, trong tín ngưỡng Thần đạo, sự thanh khiết rất được xem trọng và đối với người Nhật, sự thanh khiết bắt đầu bằng việc cởi giày dép trước khi vào nhà. 

 

Mang giày dép đi đường vào nhà 

 

2. Sai lầm về dép đi trong nhà 

Sau khi đặt giày gọn gàng ở genkan, bạn có thể sẽ được đưa cho một đôi dép đi trong nhà. Hãy đi nó ngay cả khi bạn không thực sự muốn. 

 

Ở Nhật Bản, dép có ở khắp mọi nơi, tại phòng tập thể dục, tại ryokan (nhà trọ truyền thống) và thậm chí tại phòng khám của bác sĩ. Khi đến thăm ai đó, việc từ chối mang dép sẽ khiến mọi việc trở nên hơi khó xử. Vì vậy, thay vào đó hãy vui vẻ đi dép để mọi người, đặc biệt là gia chủ cảm thấy thoải mái. 

 

Ngoài ra, sẽ có những đôi dép được bố trí để bạn mang khi dùng nhà vệ sinh. Hãy nhớ thay chúng ra khi rời khỏi, vì mang dép nhà vệ sinh đi quanh nhà người khác cũng gây khó chịu không kém việc đi giày vào nhà. 

 

Sai lầm về dép đi trong nhà 

 

3. Đi trễ 

Sự đúng giờ rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, điều này có thể thấy rõ qua cách vận hành các phương tiện giao thông công cộng. Trong hệ thống đường sắt nước này, việc tuân thủ đúng tiến độ được đề cao đến mức ngay cả khi chậm trễ dù chỉ một phút, người soát vé cũng cần phải gửi lời xin lỗi đến toàn bộ hành khách thông qua loa phát thanh. 

 

Ở Nhật, đi trễ là điều tối kỵ,  ngay cả trong những cuộc gặp gỡ bình thường với bạn bè. Người Nhật quan niệm rằng, đi trễ thể hiện sự thiếu tôn trọng thời gian và công sức của người khác. 

 

Theo tác giả Kouichi Nakagomi của tạp chí Hiragana Times, có nhiều giả thuyết về việc người Nhật tìm kiếm sự đúng giờ, một trong số đó là “trong thời Edo, tầng lớp samurai coi việc đi trễ và vắng mặt là dấu hiệu của sự ngu ngốc. 

 

Đi trễ 

 

4. Xì mũi nơi công cộng 

Người Nhật thường không thực sự xì mũi ở nơi công cộng vì điều đó được coi là không sạch sẽ và gây phiền. Nếu muốn xì mũi, bạn nên tìm đến nơi riêng tư như nhà vệ sinh để tránh gây khó chịu cho những người xung quanh 

 

Xì mũi nơi công cộng 

 

 

5. Không biết quy tắc khi tắm suối nước nóng 

Tắm onsen (suối nước nóng) là một phần khá thú vị trong văn hóa của người Nhật. Tuy nhiên, có một số quy tắc bạn cần nhớ để có trải nghiệm tắm onsen chuẩn Nhật nhất: 

 

  • Phải khỏa thân hoàn toàn (không mặc đồ bơi) để vào onsen. 

  • Phải tắm trước khi vào onsen. 

 

Ở các khu nghỉ dưỡng suối nước nóng, sẽ có một khu vực được bố trí vòi sen cầm tay, ghế đẩu và xô nhỏ, dành riêng cho việc tắm rửa trước khi vào ngâm mình trong suối. Mục đích của việc tắm rửa là để thanh tẩy bản thân đảm bảo bản thân sạch sẽ trước khi vào suối nước nóng chung với người khác. 

 

Ngoài ra, cần lưu ý rằng, nếu có hình xăm trên cơ thể, rất có thể bạn sẽ bị các khu suối nước nóng từ chối tiếp đón. Quy tắc này xuất hiện ở Nhật từ thời xa xưa khi tội phạm thường bị xăm hình như một hình phạt. Mặt khác, hình xăm cũng được cho là gắn liền với mafia hoặc yakuza ở Nhật Bản. 

 

Tuy nhiên, cũng có một số khu suối nước nóng, đặc biệt là những nơi có nhiều hoạt động kinh doanh từ người nước ngoài, đã bắt đầu nới lỏng quy định này. Nhưng để đảm bảo chắc chắn,  hãy tìm hiểu trước về quy định của onsen mà bạn định đến. 

 

Không biết quy tắc khi tắm suối nước nóng 

 

6. Không biết cách trao đổi danh thiếp 

Ở Nhật, việc trao đổi danh thiếp (tiếng Nhật: 名刺交換meishi koukan) là bước đầu tiên trong nghi thức giới thiệu bản thân. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh, việc quên mang theo danh thiếp là một sai lầm lớn và bị đánh giá dưới góc độ tiêu cực. 

 

Điều này nghe có vẻ hơi nghiêm trọng, bởi ở các nước phương Tây, trong thời gian gần đây, danh thiếp dần trở nên lỗi thời trước phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ. Nhưng ở Nhật Bản, không chỉ bắt buộc phải có danh thiếp mà còn có rất nhiều quy định về cách trao đổi chúng. 

 

Không biết cách trao đổi danh thiếp 

 

7. Không húp mì 

Bước vào một cửa hàng ramen và nghe thấy âm thanh của hàng chục người đang húp mì xì xụp có thể gây sốc cho những người không quen thuộc với văn hóa Nhật Bản. 

 

Ở nhiều nơi khác, hành động này được xem là cực kỳ thô lỗ nhưng ở đất nước mặt trời mọc, mọi người đều húp mì. Người Nhật tin rằng, húp xì xụp là cách tốt nhất để thưởng thức hương vị thơm ngon của tô mì. 

 

Mặt khác, hành động húp mì xì xụp được cho là cách bày tỏ lời khen tới đầu bếp vì đã tạo ra món ăn thơm ngon. Nếu bạn ăn một cách quá từ tốn và yên lặng, người đầu bếp có thể cảm thấy bị tổn thương vì nghĩ rằng món ăn mình nấu không ngon và không vừa lòng thực khách.   

 

Tuy nhiên, nếu bạn không quen với kiểu ăn mì xì xụp này thì cũng chẳng sao, vì ăn uống là một trải nghiệm cá nhân và người Nhật cũng không ép buộc người khác phải ăn mì theo cách của mình. 

 

Không húp mì 

 

8. Dùng đũa sai cách 

Cắm đũa thẳng đứng vào bát cơm 

 

Trong văn hóa của người Á Đông, cắm thẳng đũa vào bát cơm là việc làm đại kỵ và sẽ mang lại xui xẻo vì đây là cách cúng cơm linh hồn người đã khuất. 

 

Dùng đũa sai cách 

 

Chuyền thức ăn từ đũa này sang đũa khác 

 

Việc chuyền thức ăn từ đũa này sang đũa khác hay nối đũa gợi lên hình ảnh gắp tro cốt của người chết sau khi hỏa táng, vì vậy cần tránh. Thay vào đó, hãy dùng đầu đũa còn lại để gắp thức ăn cho người khác. 

 

Dùng đũa sai cách 

 

Nguồn: THE TRUE JAPAN 

 

Đến xứ Phù Tang sinh sống, làm việc chúng ta cần phải tìm hiểu khá nhiều những quy tắc lớn nhỏ khác nhau trong đời sống của người Nhật. Để nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống nơi xứ người, hãy luôn theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều tips hay và bổ ích. 

 

Và hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có mong muốn Xuất khẩu lao động Nhật Bản với "chi phí đào tạo thấp - bay nhanh - tuyển dụng liên tục" để được tư vấn. 

 

Công ty TNHH Nhân lực Mirai - Nâng tầm lao động Việt

🌸🌸🌸 

TIN LIÊN QUAN

lao động Nhật Bản
Tuần lễ vàng 2024 tại Nhật - Top 10 tỉnh lý tưởng cho kỳ nghỉ 24/04/2024 10:58

Tuần lễ vàng tại Nhật Bản năm 2024 bắt đầu từ thứ 2 ngày 29/04 đến chủ nhật ngày 05/05. Đây là kì nghỉ dài và được nhiều người mong đợi để có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian học tập, làm việc vất vả. Vậy kì nghỉ này hãy cùng tham khảo top 10 tỉnh lý tưởng để vui chơi , trải nghiệm cùng gia đình, bạn bè dưới đây nha!

lao động Nhật Bản
Cảnh báo nắng nóng 2024 tại Nhật Bản 22/04/2024 14:11

Nhật Bản mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người dân. Do đó, Cơ quan khí tượng Nhật Bản và Bộ Môi trường đã thông báo rằng sẽ bắt đầu thực hiện “cảnh báo say nắng” trong năm 2024 để dự đoán tổn hại sức khỏe do say nắng. Năm nay, cảnh báo đặc biệt về say nắng sẽ được triển khai và lời kêu gọi cảnh báo sẽ được tăng cường trong trường hợp nắng nóng chưa từng có trên diện rộng.

lao động Nhật Bản
Tỉ lệ người từ 75 tuổi chạm mốc kỉ lục tại Nhật Bản 19/04/2024 11:08

Số người từ 75 tuổi tại Nhật Bản, lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận chạm mốc 20 triệu người. Vì thế, hiện nay tình trạng già hoá dân số tại Nhật Bản ngày càng báo động.

lao động Nhật Bản
Tìm hiểu về cờ cá chép xứ Phù Tang 16/04/2024 15:18

Cờ cá chép Koinobori được treo để kỉ niệm ngày lễ Thiếu nhi 5/5 của trẻ em Nhật Bản, là một phần trong Tuần lễ vàng. Cờ cá chép Koinobori sử dụng trong ngày lễ Kodomo no hi có nguồn gốc từ một truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc khi loài cá chép hóa rồng.

lao động Nhật Bản
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3 15/04/2024 09:46

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3

lao động Nhật Bản
(Phần 2) Du lịch yên bình với top 7 địa điểm xứ Phù Tang 09/04/2024 11:44

Tiếp nối phần một bài viết, chúng tôi tiếp tục gửi đến các bạn phần 2 với 4 địa điểm du lịch yên bình gợi ý nữa. Tuy đây là những điểm tham quan được xem là kém hấp dẫn nhất xứ hoa anh đào nhưng lại là điểm đến lý tưởng dành cho những bạn đang kiếm tìm một nơi du lịch không đông đúc, không chen lấn nhau, không gian thoáng đãng thưa người hơn sẽ mang đến cho bạn một không khí thoải mái, trong lành.

lao động Nhật Bản
(Phần 1) Du lịch yên bình với top 7 địa điểm xứ Phù Tang 08/04/2024 13:43

Hãy đến với những quận có ít dân cư nhưng vẫn mang đến cho bạn những điểm tham quan thú vị và phong cảnh xinh đẹp để check in. Đây vẫn là những điểm du lịch đáng trải nghiệm nhưng sẽ ít khách du lịch hơn, khiến bạn có nhiều không gian thở và dễ dàng chụp hình sống ảo hơn. Dù được gắn nhãn là những khu vực kém hấp dẫn nhất tại xứ hoa anh đào, nhưng mỗi một điểm đến trên đất nước này đâu đâu cũng mang cho mình những vẻ đẹp rất riêng đầy thi vị.

lao động Nhật Bản
(Phần 2) Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật 05/04/2024 15:37

Việc sử dụng đúng cách dụng cụ ăn và văn hoá bàn ăn sẽ thể hiện được bạn là một người lịch sự và biết tôn trọng người khác. Và Nhật Bản luôn có nhiều quy tắc như thế, hãy cùng chúng tôi tiếp nối phần 2 bài viết "Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật" để có thể hiểu rõ hơn về văn hoá con người xứ hoa anh đào, tránh phạm phải những sai lầm không đáng có nha!

lao động Nhật Bản
(Phần 1) Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật 05/04/2024 11:21

Nhật Bản có nền ẩm thực phong phú và bắt mắt làm xao xuyến biết bao thực khách trong và ngoài nước. Do đó, khi thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, đồ ăn thường là trọng tâm chính. Tuy nhiên, việc chú ý đến bộ dụng cụ ăn, cách sắp xếp bàn ăn và nghi thức đi kèm cũng là điều rất cần thiết.

lao động Nhật Bản
Món ăn lý tưởng cho buổi ngắm hoa anh đào 04/04/2024 10:43

Khi mùa hoa anh đào đến thì sự kiện mà người Nhật mong chờ nhất là Hanami – ngắm hoa với những món ăn truyền thống quen thuộc như: Hanami dango, bánh mochi hoa anh đào, Inarizushi (cơm nhồi trong đậu hũ chiên) hay Makizushi… Năm nay, nếu bạn đang trong một chế độ ăn nghiêm ngặt nhưng vẫn muốn nhâm nhi gì đó trong lúc ngắm hoa thì dưới đây là một số gợi ý đến từ chuyên gia dinh dưỡng.

VIỆC LÀM MIRAI

VỊ TRÍ
NGÀY PHỎNG VẤN
MỨC LƯƠNG
ĐỊA ĐIỂM
02/07/2024
162,000 yên/tháng (Chưa tính tăng ca)
KAGAWA (THÀNH PHỐ TAKAMATSU), HIROSHIMA, OKAYAMA, FUKUOKA,... VÀ MỘT SỐ TỈNH KHÁC
Tháng 05/2024
155,854 yên/tháng (chưa tính làm thêm)
KAGOSHIMA
Tháng 05/2024
198,500 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
NARA
Tháng 05/2024
192,000 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
OSAKA
Tháng 05/2024
192,000 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
NARA
11/06/2024
188,800 yên/tháng (Chưa bao gồm tăng ca) (lương giờ: 1,100 yên/tháng)
SHIZUOKA
11/06/2024
208,800 yên/tháng (chưa bao gồm tăng ca) (lương giờ: 1,217 yên/giờ)
SHIZUOKA
17/05/2024
177,840
CHIBA
17/05/2024
170,560
CHIBA