13 ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN CẦN BIẾT ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CHO NGƯỜI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN
Hiện nay, người lao động Việt Nam đang có xu hướng sang nước ngoài làm việc, đặc biệt là Nhật Bản, bởi thu nhập khá cao và có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm khi về nước.
Tuy nhiên, trong quá trình lao động nơi xứ người cũng không thể tránh khỏi những sự cố ngoài ý muốn. Vì vậy, để đảm bảo được quyền lợi cũng như bảo vệ bản thân mình, người lao động cần nắm rõ về luật lao động quan trọng khi đi xuất khẩu lao động.
Theo AFP, ngày 8/12/2018, Quốc hội Nhật Bản đã chính thức thông qua luật mới về việc tiếp nhận người lao động nước ngoài. Luật cho phép nước này tiếp nhận nhiều nhân công nước ngoài hơn nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài tại Nhật Bản.
Sau đây là 13 điều cần lưu ý trong Luật lao động Nhật Bản dành cho người lao động nước ngoài mà các bạn cần lưu ý nếu có ý định đi xuất khẩu lao động:
1. Rõ ràng về điều kiện làm việc và hợp đồng
Nhà tuyển dụng cần ghi rõ mức lương, thời gian làm việc, điều kiện làm việc cũng như các vấn đề cụ thể khác. Nhà tuyển dụng cần ghi rõ những nội dung này bằng văn bản để người lao động có thể nắm rõ.
2. Nghiêm cấm phân biệt chủng tộc dựa trên quốc tịch
Theo Điều 3 Luật Lao Động tiêu chuẩn: Nghiêm cấm nhà tuyển dụng lao động có sự phân biệt đối xử với những lao động về vấn đề lương, thời gian làm việc, các điều kiện lao động do vấn đề quốc tịch, tôn giáo hay địa vị xã hội.
Tình trạng phân biệt đối xử với người nước ngoài tại Nhật Bản diễn ra từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, khi Nhật Bản rũ bỏ đống tro tàn và vươn lên trở thành một trong những nước giàu có nhất thế giới, "bài ngoại" là một tư tưởng truyền thống có từ lâu nên rất khó thay đổi.
Tuy nhiên, với tình trạng dân số đang ngày càng giảm mạnh dẫn đến thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động, nên Nhật Bản bắt buộc phải tuyển dụng nguồn lao động nước ngoài. Để tránh tình trạng phân biệt chủng tộc tiếp tục diễn ra, Nhật Bản đã có sự thay đổi tích cực bằng cách ban hành luật nghiêm cấm phân biệt đối xử.
3. Nghiêm cấm ép buộc lao động, bóc lột sức lao động
Trừ trường hợp có sự cho phép của pháp luật, doanh nghiệp tiếp nhận không được phép ép buộc người lao động bằng các hành vi vi phạm hay gợi ý trái với ý muốn của người lao động…
Trong điều 5 và điều 6 của Luật Lao Động tiêu chuẩn quy định rằng nếu phía tuyển dụng sử dụng lao động trái với ý muốn của người lao động sẽ bị quy vào tội ép buộc, bóc lột sức lao động của người khác.
Vì vậy, trong quá trình làm việc nếu gặp phải trường hợp này, các bạn cần phải lên tiếng hoặc báo cáo lên cấp trên, nghiệp Đoàn hoặc Đại sứ quán Việt Nam để có sự can thiệp kịp thời.
4. Trong hợp đồng không được phép miêu tả sự đền bù do việc vi phạm hay không thực hiện hợp đồng
Điều 16 của Luật Lao Động tiêu chuẩn: Trong hợp đồng giữa người lao động và người tuyển dụng lao động nghiêm cấm việc miêu tả sự đền bù do vi phạm hợp đồng hoặc không thực hiện hợp đồng. Mọi thủ tục về pháp lý về việc phá hợp đồng sẽ được pháp luật giải quyết nếu 2 bên không thể thương lượng.
5. Giới hạn việc sa thải công nhân khi họ đang bị thương hoặc họ đang phải chữa trị y tế do tai nạn trong khi đang làm việc
Theo Điều 19 của Luật Lao Động tiêu chuẩn: Luật quy định nghiêm cấm doanh nghiệp sa thải lao động khi lao động đang bị thương hoặc đang bị ốm do công việc. Người lao động đó có quyền vắng mặt để được chữa trị y tế và cộng thêm 30 ngày sau khi chữa trị.
6. Việc sa thải lao động phải có lý do chính đáng và được báo trước 30 ngày.
Theo điều 20, 21 của Luật Lao động tiêu chuẩn: Nếu nhà tuyển dụng muốn đơn phương sa thải lao động đang làm việc thì họ phải đưa ra được lý do chính đáng và thông báo trước cho người lao động ít nhất 30 ngày. Trường hợp thông báo không đủ 30 ngày thì nhà tuyển dụng phải trả lương cho những ngày còn lại cho người lao động và số lương tối thiểu phải bằng với số lương theo quy định của pháp luật.
Nếu lỗi thuộc về người lao động thì nhà tuyển dụng có quyền sa thải. Đối với trường hợp này, nhà tuyển dụng cần phải xin được phép sa thải bằng văn bản thông báo sa thải của người đứng đầu Văn phòng giám sát Luật lao động tiêu chuẩn.
7. Hình thức trả lương cho người lao động
Điều 24 luật Lao Động tiêu chuẩn: Chủ sử dụng lao động phải trả lương bằng tiền đầy đủ và trực tiếp cho người lao động ít nhất một tháng một lần vào các ngày quy định. Các khoản như thuế phát sinh từ thu nhập, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động và những khoản khác theo thỏa thuận trên hợp đồng sẽ được khấu trừ trực tiếp vào khoản lương này.
8. Mức lương tối thiểu
Điều 5 luật Lao Động tiêu chuẩn: Mức lương mà công ty tiếp nhận Nhật Bản trả cho người lao động không được phép ít hơn mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu này sẽ được quy định tùy theo từng khu vực và ngành nghề.
9. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi
Điều 32, 40 của Luật Lao Động tiêu chuẩn: Công ty tiếp nhận không được quy định thời gian làm việc của người lao động vượt quá 8 tiếng/ngày hoặc 40 giờ/tuần (một số ngành nghề cụ thể không được làm quá 44 tiếng một tuần).
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải cho người lao động nghỉ ít nhất 1 ngày/tuần hoặc 4 ngày/4 tuần theo điều 35 luật lao động tiêu chuẩn.
10. Quy định về giờ làm thêm, làm đêm, làm vào ngày nghỉ
Điều 37 của Luật Lao Động tiêu chuẩn: đối với giờ làm việc ngoài thời gian quy định trong hợp đồng sẽ được tính như sau:
- Tăng ca, làm thêm giờ: sẽ bằng 1,25 lần mức lương cơ bản
- Làm thêm vào ngày nghỉ: sẽ được tính bằng 1,35 lần mức lương cơ bản
- Khi thời gian làm thêm vào buổi đêm (sau 22h đến 5h sáng) sẽ được tính thêm 25% trở lên của thời gian làm việc bình thường trong những ngày làm việc trong tuần.
11. kỳ nghỉ hàng năm
Điều 39 Luật Lao Động tiêu chuẩn: Các công ty phải cho người lao động nghỉ phép hàng năm nếu người lao động làm việc cho nhà tuyển dụng liên tục trong vòng 6 tháng và đã làm việc 80% trở lên của lượng thời gian làm việc thông thường vào các ngày thông thường trong tuần.
Số lượng ngày nghỉ trong năm sẽ phụ thuộc vào thời gian làm việc của người lao động tại công ty. Đối với năm đầu tiên, thời gian nghỉ phép năm theo Luật được quy định là 10 ngày.
12. An toàn sức khoẻ lao động
Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, luật lao động quy định doanh nghiệp tiếp nhận phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa và tăng cường sức khỏe cho người lao động như việc giáo dục an toàn sức khỏe Lao động trong thời gian tuyển dụng, kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 năm 1 lần…điều 59, điều 66 của Luật An Toàn Sức Khỏe và Lao Động công nghiệp.
13. Hoàn trả tiền và các hàng hoá khác
Điều 23 của Luật Lao Động tiêu chuẩn: Khi một Lao Động nước ngoài chết hoặc từ chức khỏi công việc đang làm, nhà tuyển dụng phải hoàn trả tất cả các khoản tiền thuộc quyền sở hữu của người Lao Động trong vòng 7 ngày theo yêu cầu của người có thẩm quyền. (Nhà tuyển dụng không được giữ hộ chiếu hay giấy chứng nhận đăng ký cư trú của người nước ngoài).
Đây là những điều quan trọng nhất trong luật lao động của Nhật Bản mà người lao động khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần nắm rõ. Bởi những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động trong thời gian sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho các bạn.
TIN LIÊN QUAN
.jpg)
Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngày càng được nhiều lao động quan tâm và đăng kí tham gia. Do đó, bạn cần nắm rõ hết mọi thắc mắc để có thể tự tin đăng kí đi đơn hàng tại Nhật. Cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp phần 2 những câu hỏi thường gặp về xuất khẩu lao động Nhật Bản nha!

Xuất khẩu lao động Nhật Bản không còn quá xa lạ trong thời kì ngày nay. Tuy nhiên, vẫn còn có rất nhiều thắc mắc xoay quanh chương trình làm việc tại Nhật mà nhiều lao động chưa nắm rõ. Bài viết này cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi thường gặp khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nha!

Du lịch Nhật Bản một mình ngoài việc thưởng thức được rất nhiều cảnh đẹp và thức ăn ngon, xứ Phù Tang còn mang đến cho bạn rất nhiều điều thú vị và bất ngờ. Hãy cùng chúng tôi điểm qua tiếp phần 2 bài viết Top 5 địa điểm du lịch Nhật Bản một mình, để xem xứ sở hoa anh đào còn điều gì cần bạn khám phá nha!

Du lịch một mình sẽ cho bạn một cảm giác khá thú vị và mới mẻ. Nhật Bản - thiên đường du lịch, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm tuyệt vời dù chỉ có một mình. Bài viết này, cùng chúng tôi điềm qua Top 5 địa điểm du lịch Nhật Bản một mình lý tưởng nha!
.gif)
Gần đây, tại Nhật số lượng các vụ lừa đảo đặt hàng qua các “trang web giả mạo” được ngụy trang dưới dạng trang web mua sắm của công ty hoặc trang web đặt hàng online của các thương hiệu đã tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái.

Dù làm việc gì, ở đâu cũng luôn có thuận lợi và khó khăn đi đôi. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu khi xuất khẩu lao động tại Nhật sẽ có những cơ hội và thách thức như thế nào, để luôn có tâm thế vững vàng cho hành trình mới trong tương lai của mình nhé!
.jpg)
Xuất khẩu lao động không còn là cụm từ xa lạ khi ngày càng có rất nhiều lao động hiểu được về loại hình này và có mong muốn tham gia. Và hiện nay, một trong những thị trường lao động sôi nổi, tiềm năng nhất là Nhật Bản. Vậy tại sao lựa chọn xuất khẩu lao động Nhật Bản, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản ngày nay đang được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lao động chưa nắm rõ về điều kiện và quy trình tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản. Bài viết này cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn các bạn nha!

Xuất khẩu lao động Nhật Bản luôn là một khái niệm “hot” trong thị trường lao động Việt. Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động ngày càng được nhiều người lựa chọn để kiếm tìm nguồn thu nhập hấp dẫn. Bài viết này cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về xuất khẩu lao động Nhật Bản nha!

Nhật Bản mùa thu còn được gọi là mùa lá đỏ với những tán cây lá đỏ như bao phủ ôm trọn đất nước. Mùa lá đỏ bắt đầu sớm nhất vào giữa tháng 9 ở phương Bắc Nhật Bản, sau đó hiện tượng giao mùa sẽ bắt đầu lan dần xuống phía Nam, nơi khí hậu sẽ dịu mát hơn với nhiệt độ giảm xuống dưới 10°C.
-
trước
-
1
-
xem tiếp
VIỆC LÀM MIRAI
-
trước
-
1
-
xem tiếp