10 tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
10 TÁC PHẨM VĂN HỌC NHẬT BẢN KHUYÊN ĐỌC
📚📚📚
Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất thế giới.
Với văn phong nhẹ nhàng, cuốn hút người đọc bởi sự tĩnh lặng, không quá bất ngờ trong câu chữ, nhưng lại ấm lòng những người đang trong quá trình tìm ra những chiêm nghiệm của cuộc đời, đó là nét cơ bản nhất trong những tác phẩm văn học của người Nhật Bản, đất nước nổi tiếng với hoa anh đào, với chiến tranh và sự vươn lên phi thường trong cuộc sống.
10 tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
1. Thất lạc cõi người - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
Là một tiểu thuyết ngắn mang yếu tố tự thuật năm 1948 của Dazai Osamu. Cuốn sách được xem là kiệt tác của tác giả và xếp thứ hai trong số những tiểu thuyết bán chạy nhất ở Nhật, chỉ sau Nỗi lòng của Natsume Soseki.
Thất lạc cõi người là một tác phẩm kinh điển nổi tiếng của văn học Nhật Bản hiện đại và là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Dazai Osamu. Thất lạc cõi người mang nhiều nét tự thuật, là một tiểu thuyết tự truyện.
Thất lạc cõi người - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
Sau khi hoàn thành tác phẩm này, Dazai cùng với người tình là Tomie trầm mình tự sát ở hồ nước ngọt Tamagawa, chấm dứt cuộc đời 39 năm ngắn ngủi. Cuộc đời của Dazai là cuộc đời đau thương và vỡ mộng.
Tự sát đến năm lần, nghiện rượu, nghiện thuốc giảm đau, vào bệnh viện tâm thần, ly dị vợ, tái hôn, một con trai tật nguyền, đường văn chương lận đận. Tất cả những điều này in dấu trong tác phẩm của ông, làm nên nét độc đáo và mang lại vinh quang cho Dazai Osamu.
Thất lạc cõi người - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
2. Rừng Na Uy - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
Tiểu thuyết của nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki được xuất bản lần đầu năm 1987.
Với thủ pháp dòng ý thức cốt truyện diễn tiến trong dòng hồi tưởng của nhân vật chính là chàng sinh viên bình thường Watanabe Toru. Cậu ta đã trải qua nhiều cuộc tình chớp nhoáng với nhiều cô gái trẻ ưa tự do. Nhưng cậu ta cũng có những mối tình sâu nặng, điển hình là với Naoko, người yêu của người bạn thân nhất của cậu, một cô gái không ổn định về cảm xúc, và với Midori, một cô gái thẳng thắn và hoạt bát.
Các nhân vật trong truyện hầu hết là những con người cô đơn móc nối với nhau. Có những nhân vật đã phải tìm đến cái chết để giải thoát khỏi nỗi đau đớn ấy.
Tác phẩm này đã đưa Murakami lên thành một trong những nhà văn hàng đầu của Nhật Bản.
Rừng Na Uy - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
3. Một nỗi đau riêng - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
Kenzaburo Oe là nhà văn Nhật Bản thứ hai được trao giải Nobel Văn học (năm 1994)
Một nỗi đau riêng (1964) là một trong những tiểu thuyết hay nhất của Kenzaburo Oe, góp phần mang lại cho ông vị trí chủ soái trên văn đàn Nhật Bản những năm hậu chiến. Trong tiểu thuyết này, chân dung nhân vật được khắc họa như những bức họa nghịch dị độc đáo.
Một nỗi đau riêng kể về cuộc đấu tranh của người cha trẻ tên Điểu trong việc đối đầu với thảm họa: đứa con mới chào đời mắc chứng thoát vị não. Thằng bé, nếu có phẫu thuật và may mắn tránh được đời sống thực vật thì lớn lên cũng trở thành một đứa trẻ không bình thường.
Điểu, trong khi hoang mang lo sợ đã đi đến quyết định thông đồng với bác sĩ giảm khẩu phần sữa của thằng bé. Nhưng thật kì lạ, đứa bé “có tới hai cái đầu” ấy vẫn sống khỏe mạnh. Điểu, cùng với cô nhân tình Himiko quyết định mang đứa bé khỏi bệnh viện để nhờ một tay bác sĩ lang băm ra tay giúp.
Nhưng tình cờ họ gặp lại người bạn nhỏ Kikuhiko năm nào, kí ức hiện về khiến Điểu bừng ngộ thoát khỏi cơn ác mộng và dũng cảm đương đầu với nó. Đứa con được phẫu thuật, anh bỏ nghề dạy học trở thành một hướng dẫn viên du lịch để nuôi vợ con và cũng để nuôi ước vọng về những miền đất xa xôi của mình.
Một nỗi đau riêng - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
4. Kafka bên bờ biển - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
Kafka Tamura - mười lăm tuổi, bỏ trốn khỏi nhà ở Tokyo để thoát khỏi lời nguyền khủng khiếp mà người cha đã giáng xuống đầu mình.
Ở phía bên kia quần đảo, Nakata một ông già lẩm cẩm cùng quyết định dấn thân. Hai số phận đan xen vào nhau để trở thành một tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Trong khi đó, trên đường đi, thực tại xào xạc lời thì thầm quyến rũ. Khu rừng đầy những người linh vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh vừa qua, cá mưa từ trên trời xuống và gái điếm trích dẫn Hegel.
Kafka bên bờ biển - câu chuyện hoang đường mở đầu thế kỷ XXI, cho chúng ta đắm chìm trong một chuyến du hành đầy sóng gió đầy chất hiện đại và mơ mộng trong lòng Nhật Bản đương đại.
Haruki Murakami, nhà văn Nhật đương đại nổi tiếng với những tác phẩm như Rừng Nauy, Xứ sở kỳ diệu vô tình và Nơi tận cùng thế giới...
Kafka bên bờ biển - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
5. Xứ tuyết - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
Xứ tuyết (tiếng Nhật 雪国 Yukiguni, Tuyết quốc) là tiểu thuyết của văn hào Kawabata Yasunari được khởi bút từ 1935 và hoàn thành năm 1947.
Xứ tuyết được đánh giá là quốc bảo của nền văn học Nhật Bản - đã mang lại cho tác giả giải thưởng Nobel văn học vào năm 1968
Nhân vật chính, Shimamura, là một người cơm áo không lo, dần dần thành ra mau chán và ì trệ. Vì muốn củng cố thái độ sống của mình, anh quyết định đi xa leo núi, lấy sự vất vả về thể xác làm phương pháp rèn tinh thần.
Từ trên núi xuống, anh ghé vào làng suối nước nóng ngay cạnh đó để nghỉ ngơi, nào ngờ từ đây buông mình vào mối quan hệ khiến anh nhiều khi ân hận nhưng không dứt bỏ được với một geisha nồng nàn, giàu nhục cảm, cho đến ngày một ngọn lửa điêu tàn bùng lên thiêu rụi tất cả.
Xứ tuyết - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
6. Đẹp và buồn - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
“Thời gian trôi. Nhưng thời gian của đời người có những dòng chảy khác nhau. Như dòng sông, dòng đời có chỗ nhanh chỗ chậm, có chỗ còn dừng lại như nước ao tù. Thời gian vũ trụ tất nhiên là một, nhưng thời gian trong tâm thay đổi với từng người. Dòng sông thời gian là một cho mọi người, nhưng mỗi người trôi đi trong dòng sông ấy một cách khác nhau.
Xấp xỉ bốn mươi, Otoko nghĩ Oki vẫn còn sống trong nàng, phải chăng là dòng thời gian của nàng đã không chảy. Hay hình ảnh Oki cùng nàng trôi với cùng một vận tốc, như cánh hoa trôi theo nước. Rồi nàng lại nghĩ, không biết nàng trôi theo dòng thời gian của Oki thế nào. Dù Oki vẫn không quên nàng, nhưng ông tất có một dòng thời gian khác.”
“Một hòa tấu tuyệt vời của thơ, của tình dục thường và bất thường, của tình yêu thường và bất thường, của thiên nhiên, của người của cảnh, của mộng và ác mộ”
Là một trong những tác phẩm xuất sắc của Yasunari Kawabata, ông là người Nhật Bản đầu tiên và người Châu Á thứ hai sau Rabindranath Tagore vinh dự được nhận giải thưởng Nobel văn học vào năm 1968.
Đẹp và buồn - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
7. Totto - chan bên cửa sổ - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
Giáo dục bằng tình yêu thương chân thành, đúng cách có thể thay đổi một đứa trẻ trở nên hạnh phúc, phát triển tốt hơn. Là một trong những tác phẩm bán chạy nhất Nhật Bản, cuốn sách này từ hơn 30 năm từ khi xuất bản đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của trẻ em Nhật Bản.
Totto - chan bên cửa sổ - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
Totto- chan, ngay từ ngày đầu đến trường học lớp một đã bị đuổi học. Sau đó cô bé được chuyển đến một trường học kì lạ - trường Tome, lớp học nằm trong toa tàu, học sinh có thể thỏa thích chọn chỗ ngồi. Học sinh thích học môn nào cũng được, sau khi hoàn thành môn học, học sinh được cô giáo dắt đi dạo.
Thầy hiệu trưởng sẵn sàng nghe Totto - chan kể chuyện suốt bốn tiếng đồng hồ. Totto chan từ một học sinh cá biệt, quậy phá sau khi được tiếp nhận những tư tưởng, nền giáo dục tuyệt vời ở đó đã trở thành một con người hoàn thiện, mạnh mẽ.
Totto - chan bên cửa sổ - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
8. Phía nam biên giới, phía tây mặt trời
Tiếp tục là series của tác giả Haruki Murakami cuốn Phía nam biên giới, phía tây mặt trời là một câu chuyện mạch lạc trải dài từ quá khứ năm 1973 tới hiện tại – Những năm cuối của thế kỷ 20 xoay quanh cuộc đời của Hajime.
Phía nam biên giới, phía tây mặt trời
Chàng trai đầy nhạy cảm ấy lớn lên cùng với những mâu thuẫn nội tâm dữ dội. Chàng ôm trong mình những rung động đầu đời với Shimamoto để rồi suốt thời thanh niên, trong những cuộc tình chóng vánh với đủ loại cô gái - chủ yếu là vì tình dục - Hajime càng ngày càng thấy cô độc.
Anh cảm thấy có lỗi với cô và rồi đến năm ấy chàng trai đã kết hôn với Yukiko. Gia đình của anh ấy càng trở nên hoàn thiện hơn bao giờ hết có 2 cô con gái ngoan ngoãn và sự nghiệp vững chắc. Cho đến một ngày Shimamoto xuất hiện đầy bí ẩn và làm xáo trộn cuộc sống của Hajime lúc này đã gần 40 tuổi.
Nếu bắt đầu đọc sách của Haruki Murakami, hãy bắt đầu với Phía nam biên giới phía tây mặt trời. Đừng dại dột đọc ngay Rừng Nauy, nếu bạn không muốn bị “tẩu hoả nhập ma".
Phía nam biên giới, phía tây mặt trời
9. Người đàn bà trong cồn cát - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
Người đàn bà trong cồn cát ra đời vào năm 1962, giữa thời kỳ nước Nhật đang đẩy mạnh công nghiệp hóa và tái thiết mạnh mẽ. Thế nhưng đời sống công nghiệp hóa với tốc độ điên cuồng lại cuốn thân thể con người theo nhịp quay guồng máy, để lại một nội tâm lạc lõng không kịp thích ứng.
Người đàn bà trong cồn cát - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
Cuốn sách nói về những đấu tranh nội tâm của con người, những nỗi bất an, những câu hỏi xoay vần trong tâm trí, rằng có nên cố gắng hay từ bỏ, rằng mục đích của tất cả mọi công việc “lặp đi lặp lại” này là gì, rằng chúng ta đang đi về đâu… Để rồi cuối cùng, chúng ta phải đưa ra lựa chọn, hay kỳ thực ra là chúng ta không đưa ra lựa chọn, mà Thượng đế đã đặt lựa chọn vào tay chúng ta.
Cả câu chuyện như một đề bài mở, một đề bài mà mỗi chúng ta sẽ có một lời giải cho cuộc đời mình, tùy thuộc vào trải nghiệm và hoàn cảnh của mỗi người. Vẫn là Niki Jumpei – người đàn ông đi lạc, vẫn là cái kết ấy nhưng sau cùng anh đầu hàng hay thích nghi, đó hoàn toàn tùy thuộc vào lăng kính của độc giả. Và đó lại chính là cái hay, cái thú mà người ta tìm đến văn chương Abe Kobo, nơi mà bạn đọc có thể trả lời những câu hỏi của riêng mình.
Người đàn bà trong cồn cát - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
10. 1Q84 - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
Tiểu thuyết gồm 3 tập phát hành trong khoảng từ năm 2009 đến 2010 của nhà văn Murakami Haruki.
Cuốn 1Q84 kể về quá trình một tổ chức cánh tả biến đổi thành một giáo phái của những kẻ điên rồ và những tên sát nhân, ám chỉ giáo phái Aum – giáo phái đã gây nên vụ đầu độc kinh hoàng trong hệ thống xe điện ngầm ở Tokyo năm 1995 khiến 12 người thiệt mạng và hàng trăm người chịu những di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần.
Khi giải thích ý đồ cuốn tiểu thuyết, Haruki Murakami cho biết ông muốn cảnh báo mọi người về nguy cơ của chủ nghĩa chính thống và khuynh hướng xuất hiện các giáo phái trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu của thế giới hiện đại.
1Q84 - tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc
Ở trên là Top 10 tác phẩm văn học Nhật Bản khuyên đọc nổi bậc, được yêu thích trong và ngoài đất nước mặt trời mọc. Nếu bạn là một tín đồ yêu sách nói chung và nền văn học Nhật Bản nói riêng thì không nên bỏ qua các tác phẩm nổi tiếng này nha!
Hãy luôn theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều điều thú vị về xứ Phù Tang. Và liên hệ ngay để được tư vấn nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật Bản với "chi phí thấp - bay nhanh - tuyển dụng liên tục - thu nhập hấp dẫn..."
Công ty TNHH Nhân lực Mirai - Nâng tầm lao động Việt
🎏🎏🎏
TIN LIÊN QUAN
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
Ngày 22/10/2024, đoàn 18 khách Tập đoàn y tế AGEO MEDICAL GROUP đã đến tham quan Công ty TNHH Nhân lực Mirai và có buổi giao lưu trao đổi sâu sắc với học viên công ty.
Người Nhật luôn được biết đến với những tính cách nho nhã, lịch sự. Chính vì thế mà vấn đề liên quan đến xã hội, cộng đồng càng khiến họ phải giữ thái độ tôn trọng và lịch thiệp với nhau. Chẳng hạn như việc tham gia giao thông sẽ cho bạn thấy văn hoá con người xứ sở Hoa anh đào lịch sự và hoà nhã như thế nào!
Tổng cộng có 42 Giáo sư, Sinh viên và Nhân viên Khoa Văn thư của Đại học Meiji đã đến tham quan Công ty TNHH Nhân lực Mirai
Nhật Bản mùa xuân hoa anh đào phủ hồng khắp những góc trời, mùa hè là sự tươi mát được bao phủ bởi biển cả và những tán lá xanh, mùa đông tuyết phủ trắng xoá khắp mọi ngã đường và mùa thu Nhật Bản sẽ khoác lên mình sắc vàng sắc đỏ của những tán cây phong, cây rẽ quạt...
Là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á vì thế việc ăn mừng ngày Tết Trung thu cũng không ngoại lệ với xứ sở Hoa anh đào. Tuy nhiên, mỗi quốc gia vẫn sẽ có những nghi lễ và văn hoá khác nhau. Cùng tìm hiểu những đặc trưng và ý nghĩa ngày Tết Trung thu tại đất nước Mặt trời mọc có những gì nhé!
Ngày kính lão - ngày người Nhật dành để tạ ơn những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, mừng họ sống lâu, trong ngày này tại nhiều nơi ở Nhật Bản người dân cũng tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và trẻ em được dạy làm các quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình. Vậy nếu muốn tặng quà ý nghĩa và đặc biệt cho người già trong ngày Kính lão thì nên tặng gì? Cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé!
Thu về - khắp con đường góc phố xứ Phù Tang khoác lên mình một màu áo mới lung linh sắc vàng sắc đỏ của mùa lá đổ. Nhật Bản vào thu ngoài những rừng lá phong bạt ngàn sắc đỏ thì những con đường bạch quả rực rỡ sắc vàng cũng thu hút rất nhiều du khách.
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia thường ăn và sản xuất thực phẩm theo mùa. Mỗi mùa tại Nhật sẽ có những loại thực phẩm rất riêng và mang đậm không khí của mùa đó. Và tháng 9 mùa thu, thì nên ăn gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha!
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 02/09/2024
- trước
- 1
- xem tiếp
VIỆC LÀM MIRAI
- trước
- 1
- xem tiếp