Tìm hiểu ngày Kính lão tại Nhật Bản
TÌM HIỂU NGÀY KÍNH LÃO TẠI NHẬT BẢN
👴👵
Tại Nhật Bản, hàng năm có 15 ngày lễ quốc gia được tổ chức một cách hoành tráng và chuyên nghiệp. Trong đó phải kể đến Ngày Kính Lão. Đây là dịp để toàn bộ người dân trên khắp nước Nhật bày tỏ niềm tôn kính đối với những thế hệ đi trước, những người ông người bà trong gia đình.
Số lượng người cao tuổi tại Nhật Bản đã tăng đến mức kỷ lục. Theo Cục Điều tra quốc gia, hiện nay, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 83 tuổi. Trên tổng dân số 127 triệu người thì có đến 33,5 triệu người là người cao tuổi. Cũng vì lý do này, người cao tuổi ở Nhật Bản rất được kính trọng. Bởi vậy, nơi đây có hẳn một ngày Kính Lão.
Ngày Kính lão tại Nhật Bản
1. Nguồn gốc ngày Kính Lão tại Nhật Bản
Ngày Kính lão hiện nay được cho là có nguồn gốc từ ngày Toshiyori (Toshiyori no hi – “Ngày Dân gian truyền thống”) được khởi xướng bởi trưởng làng Kadowaki Masao của làng Nomadani thuộc tỉnh Hyogo vào năm 1947, nhằm nhắc nhở mọi người trân trọng tưởng niệm công ơn các già làng – những người miệt mài truyền bá kiến thức làm nông lưu giữ cho con cháu đến muôn đời sau. Khi đó, ngày Toshiyori được chỉ định là ngày 15/9, vì đây là lúc thời tiết mát mẻ và vụ mùa vừa xong nên thích hợp để tổ chức tiệc tùng.
Nguồn gốc ngày Kính lão tại Nhật Bản
Đến năm 1950, ngày Toshiyori bắt đầu phổ biến trên toàn tỉnh Hyogo và từ năm 1954 thì ngày này chính thức được xem như là một ngày lễ quốc gia và kỷ niệm rộng rãi trên toàn Nhật Bản.
Tuy nhiên, vì có nhiều ý kiến tranh cãi về cách gọi “Toshiyori no hi” nên ngày này đã được đổi tên thành “Rojin no hi”. Năm 1966, một lần nữa ngày Kính Lão được đổi tên thành “Keiro no hi” và từ đó đến hiện tại không có lần thay đổi tên nào nữa.
Nguồn gốc ngày Kính lão tại Nhật Bản
Ngoài ra, trước kia ngày Kính Lão được chỉ định là ngày 15/9, tuy nhiên sau khi chế độ “Thứ Hai vui vẻ” (Happy Monday) được thông qua thì ngày này đã chính thức được chuyển sang ngày thứ Hai tuần thứ 3 của tháng 9 từ năm 2003 để tạo thành 3 ngày nghỉ liên tiếp là thứ Bảy, Chủ nhật và thứ Hai.
Nguồn gốc ngày Kính lão tại Nhật Bản
2. Ngày Kính Lão - Ngày bày tỏ lòng biết ơn với người lớn tuổi tại Nhật Bản
Ngày Kính Lão (Keiro no hi) là một ngày lịch đỏ, tức ngày lễ quốc gia của Nhật Bản. Ngày Kính Lão rơi vào ngày thứ hai của tuần thứ ba tháng 9 hàng năm. Đây là ngày lễ để tri ân những người cao tuổi, dịp để những người con xa nhà trở về quây quần với gia đình hoặc nhớ đến người thân trong gia đình, đặc biệt là ông bà của mình.
Sẽ không có giới hạn độ tuổi cho đối tượng được tôn vinh trong ngày Kính Lão. Nhiều người nghĩ rằng ngày này dành cho ông bà, trong khi nhiều người lại cho rằng ngày này dành cho những ai trên 60 hoặc 70 tuổi.
Ngày Kính lão - Ngày bày tỏ lòng biết ơn với người lớn tuổi tại Nhật
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cũng như Luật Phúc lợi Xã hội Nhật Bản, đối tượng từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi. Thực tế thì từ bao nhiêu tuổi trở lên cũng không quan trọng đến vậy, quan trọng đây là ngày mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn, sự tôn kính đối với những người lớn tuổi, thế hệ đi trước chúng ta.
So với các ngày lễ khác ở “xứ Phù Tang”, ngày Kính Lão là ngày lễ khá mới, chưa có nhiều tập tục truyền thống lắm. Thường mọi người sẽ về quê hoặc đến nhà thăm ông bà, bố mẹ. Con cháu sẽ biếu ông bà, bố mẹ những món quà để thể hiện tấm lòng của mình.
Ngày Kính lão - Ngày bày tỏ lòng biết ơn với người lớn tuổi tại Nhật
Đó có thể là những món quà đắt tiền, đồ dùng tiện ích, cũng có thể là những món quà tự tay làm như bánh ngọt, quần áo hoặc chỉ đơn giản là mâm cơm quây quần bên gia đình. Nhưng trên tất cả, có lẽ món quà ông bà, bố mẹ yêu thích nhất là tình yêu của con cháu đối với chính mình.
Ngoài ra, một số hoạt động vui chơi cũng được tổ chức để phục vụ nhu cầu giải trí của người già.
Ngày Kính lão - Ngày bày tỏ lòng biết ơn với người lớn tuổi tại Nhật
Vào năm 2013, thị trấn Taka thuộc tỉnh Hyogo, nơi bắt nguồn của ngày Kính Lão, đã cho ra mắt bài hát tên là “Kitto arigatou”. Bài hát này được chọn ra từ 1.310 bài hát do các học sinh trong tỉnh gửi về cho chính quyền địa phương.
Lời bài hát giản dị, đáng yêu nhưng lại thể hiện được sự kính trọng và tình cảm chân thành của thế hệ sau dành cho thế hệ đi trước. Bài hát đã chạm được đến trái tim của người nghe.
Ngày Kính lão - Ngày bày tỏ lòng biết ơn với người lớn tuổi tại Nhật
Ngày Kính Lão cùng với rất nhiều ngày lễ quốc gia và các lễ hội độc đáo khác đã góp phần tạo nên cho đất nước Nhật Bản một nền văn hoá đặc sắc “níu chân” biết bao lữ khách từ khắp nơi trên thế giới.
Nguồn: Sưu tầm
Bạn có nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật Bản với "chi phí thấp - bay nhanh - tuyển dụng liên tục - thu nhập hấp dẫn" hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thủ tục, hồ sơ, đơn hàng chi tiết và nhanh chóng.
Công ty TNHH Nhân lực Mirai - Nâng tầm lao động Việt
🎌🎌🎌
TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản nối tiếng với một mùa đông lạnh, tuyết trắng phủ đầy khắp mọi nơi, nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Đặc biệt, với những người lần đầu tới Nhật việc tìm hiểu những đặc điểm của mùa đông và cách chăm sóc sức khoẻ là điều rất cần thiết.
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
Ngày 22/10/2024, đoàn 18 khách Tập đoàn y tế AGEO MEDICAL GROUP đã đến tham quan Công ty TNHH Nhân lực Mirai và có buổi giao lưu trao đổi sâu sắc với học viên công ty.
Người Nhật luôn được biết đến với những tính cách nho nhã, lịch sự. Chính vì thế mà vấn đề liên quan đến xã hội, cộng đồng càng khiến họ phải giữ thái độ tôn trọng và lịch thiệp với nhau. Chẳng hạn như việc tham gia giao thông sẽ cho bạn thấy văn hoá con người xứ sở Hoa anh đào lịch sự và hoà nhã như thế nào!
Tổng cộng có 42 Giáo sư, Sinh viên và Nhân viên Khoa Văn thư của Đại học Meiji đã đến tham quan Công ty TNHH Nhân lực Mirai
Nhật Bản mùa xuân hoa anh đào phủ hồng khắp những góc trời, mùa hè là sự tươi mát được bao phủ bởi biển cả và những tán lá xanh, mùa đông tuyết phủ trắng xoá khắp mọi ngã đường và mùa thu Nhật Bản sẽ khoác lên mình sắc vàng sắc đỏ của những tán cây phong, cây rẽ quạt...
Là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á vì thế việc ăn mừng ngày Tết Trung thu cũng không ngoại lệ với xứ sở Hoa anh đào. Tuy nhiên, mỗi quốc gia vẫn sẽ có những nghi lễ và văn hoá khác nhau. Cùng tìm hiểu những đặc trưng và ý nghĩa ngày Tết Trung thu tại đất nước Mặt trời mọc có những gì nhé!
Ngày kính lão - ngày người Nhật dành để tạ ơn những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, mừng họ sống lâu, trong ngày này tại nhiều nơi ở Nhật Bản người dân cũng tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và trẻ em được dạy làm các quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình. Vậy nếu muốn tặng quà ý nghĩa và đặc biệt cho người già trong ngày Kính lão thì nên tặng gì? Cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé!
Thu về - khắp con đường góc phố xứ Phù Tang khoác lên mình một màu áo mới lung linh sắc vàng sắc đỏ của mùa lá đổ. Nhật Bản vào thu ngoài những rừng lá phong bạt ngàn sắc đỏ thì những con đường bạch quả rực rỡ sắc vàng cũng thu hút rất nhiều du khách.
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia thường ăn và sản xuất thực phẩm theo mùa. Mỗi mùa tại Nhật sẽ có những loại thực phẩm rất riêng và mang đậm không khí của mùa đó. Và tháng 9 mùa thu, thì nên ăn gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha!
- trước
- 1
- xem tiếp
VIỆC LÀM MIRAI
- trước
- 1
- xem tiếp