Tưởng niệm các nạn nhân trong “thảm họa kép” ở Nhật Bản - Hướng dẫn các biện pháp phòng chống thiên tai
Hôm nay ngày 11/3, cũng là ngày Chính Phủ Nhật Bản tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong “thảm họa kép” động đất, sóng thần cách đây 10 năm.
Là một đất nước phát triển hàng đầu trên thế giới, nhưng hàng năm Nhật Bản luôn phải đối mặt với rất nhiều thảm họa thiên tai. Vì vậy, với các bạn thực tập sinh đã và đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản nên tìm hiểu về các phương pháp để có thể phòng chống và bảo vệ bản thân nhé.
Hôm nay, ngày 11/3/2021 tại Nhà hát Quốc gia ở thủ đô Tokyo, Chính Phủ Nhật Bản đã tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3/2011, với sự tham gia của Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako, Thủ tướng Yoshihide Suga và nhiều quan chức khác.
Ngày 11/3/2011, trận động đất mạnh 9 độ làm rung chuyển bờ biển Đông Bắc Nhật Bản, gây ra sóng thần khổng lồ cao đến 40 m. Thảm họa kép làm 22.000 người chết và mất tích, phá hủy 122.000 ngôi nhà. Động đất và sóng thần cũng làm nóng chảy lõi nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Với một số người may mắn sống sót, sự bình yên trở thành điều xa vời, dù một thập kỷ đã qua đi.
Hậu quả từ thảm họa kép không ngừng đeo bám tâm trí, bởi những gì họ phải chứng kiến không chỉ là người thân mãi mãi ra đi trong biển nước, mà còn là khung cảnh hỗn loạn chưa từng có vào những ngày tiếp theo.
Hậu thảm họa năm 2011, người dân sống trong bán kính 20km quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima và ở những nơi có nồng độ phóng xạ cao - với tổng diện tích đến 1.150 km2 - buộc phải di dời. Nhiều người chuyển hẳn đến các tỉnh, thành khác. Lúc cao điểm, số người rời đi lên đến khoảng 470.000.
Những hệ quả mà thiên tai kép này gây ra đối với người dân Nhật Bản là vô cùng trầm trọng không chỉ về mặt vật chất mà cả tinh thần.
Không chỉ thảm họa này mà trong khoảng vòng 100 năm trở lại đây, Nhật Bản đã phải hứng chịu 2 thảm họa cực lớn khác đó là trận động đất tại khu vực kanto vào năm 1923 với 140 người thiệt mạng và mất tích. Trận động đất Kobe vào năm 1995 với hơn 6000 người thiệt mạng, và còn rất nhiều thảm họa khác nhau nữa.
Hiện tại, Chính Phủ nước này vẫn không ngừng khắc phục những hệ quả mà nó gây ra.
Nếu bạn đang có ý định đến Nhật Bản sinh sống và làm việc, thì việc tìm hiểu những phương pháp phòng chống thiên tai là điều vô cùng cần thiết.
+ Nếu bạn đang ở trong nhà: Thay vì vội vã rời khỏi nhà thì các bạn hãy tìm nơi ẩn nấp cho mình như chui vào gầm bàn.
+ Nếu đang ở bên ngoài: Hãy tránh xa những nơi có thể dễ sụp, đổ như nhà cửa, cây cối…
+ Nếu đang ở trên phương tiện công cộng, trường học… thì đừng hoảng hốt mà hãy nghe theo hướng dẫn của người phụ trách, giáo viên.
+ Ngoài ra các bạn cần mở cửa và cửa sổ để tạo lối thoát hiểm cho bản thân sau khi dư chấn rung, lắc qua đi.
+ Trước khi ra ngoài lánh nạn cần kiểm tra ngôi nhà của mình xem đã tắt lửa, khóa ga hay chưa để tránh lại gây ra hiểm họa khác. Nhớ mang theo áo tay dài, mũ bảo hiểm, đèn pin, giày đế cao, đài radio để nắm bắt thông tin.
+ Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 ở Nhật thường có rất nhiều trận mưa bão lớn, còn sóng thần thường diễn ra khi có động đất ngoài biển. Cho nên mọi người hãy luôn theo dõi thông tin từ báo, đài để có sự chuẩn bị trước.
+ Sắp xếp sẵn các vật dụng cần thiết, sẵn sàng đi lánh nạn khi có nguy hiểm.
+ Tránh xa những nơi gần biển nếu đó là sóng thần, và hãy nên ở trong nhà nếu là mưa, bão.
- Bàn bạc với gia đình về cách thức liên lạc cũng như nơi lánh nạn trước mọi tình huống.
- Mỗi cá nhân, hay gia đình nên cần chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết phòng hờ trong những trường hợp khẩn cấp: Đèn pin, lương khô, thức uống, radio, giấy tờ tùy thân, thuốc và những đồ vật quan trọng với bản thân…
- Thường xuyên tham gia vào các buổi tập huấn phòng chống thiên tai, làm quen với những người hàng xóm để có thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
- Nắm bắt các thông tin một cách kịp thời.
- Ghi nhớ cách thức liên lạc với những trung tâm, cơ sở ở các địa phương nơi bạn đang sinh sống để được hỗ trợ kịp thời.
Hàng năm Nhật Bản phải gánh chịu rất nhiều mối hiểm họa về thiên tai, nhưng con người nơi đây vẫn kiên cường, bất khuất vượt qua mọi hoàn cảnh để vươn lên trở thành quốc gia phát triển hàng đầu thế giới.
Cho nên, nếu bạn yêu thích đất nước và con người nơi đây, muốn đến Nhật để học tập và rèn luyện bản thân thì hãy mạnh dạng lên nhé. Chuẩn bị cho bản thân những kiến thức cần thiết và sẵn sàng lên đường hướng đến ước mơ của bản thân.
TIN LIÊN QUAN

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025
.jpg)
Nhật Bản nối tiếng với một mùa đông lạnh, tuyết trắng phủ đầy khắp mọi nơi, nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Đặc biệt, với những người lần đầu tới Nhật việc tìm hiểu những đặc điểm của mùa đông và cách chăm sóc sức khoẻ là điều rất cần thiết.

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
.jpg)
Ngày 22/10/2024, đoàn 18 khách Tập đoàn y tế AGEO MEDICAL GROUP đã đến tham quan Công ty TNHH Nhân lực Mirai và có buổi giao lưu trao đổi sâu sắc với học viên công ty.

Người Nhật luôn được biết đến với những tính cách nho nhã, lịch sự. Chính vì thế mà vấn đề liên quan đến xã hội, cộng đồng càng khiến họ phải giữ thái độ tôn trọng và lịch thiệp với nhau. Chẳng hạn như việc tham gia giao thông sẽ cho bạn thấy văn hoá con người xứ sở Hoa anh đào lịch sự và hoà nhã như thế nào!

Tổng cộng có 42 Giáo sư, Sinh viên và Nhân viên Khoa Văn thư của Đại học Meiji đã đến tham quan Công ty TNHH Nhân lực Mirai

Nhật Bản mùa xuân hoa anh đào phủ hồng khắp những góc trời, mùa hè là sự tươi mát được bao phủ bởi biển cả và những tán lá xanh, mùa đông tuyết phủ trắng xoá khắp mọi ngã đường và mùa thu Nhật Bản sẽ khoác lên mình sắc vàng sắc đỏ của những tán cây phong, cây rẽ quạt...

Là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á vì thế việc ăn mừng ngày Tết Trung thu cũng không ngoại lệ với xứ sở Hoa anh đào. Tuy nhiên, mỗi quốc gia vẫn sẽ có những nghi lễ và văn hoá khác nhau. Cùng tìm hiểu những đặc trưng và ý nghĩa ngày Tết Trung thu tại đất nước Mặt trời mọc có những gì nhé!
.png)
Ngày kính lão - ngày người Nhật dành để tạ ơn những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, mừng họ sống lâu, trong ngày này tại nhiều nơi ở Nhật Bản người dân cũng tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và trẻ em được dạy làm các quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình. Vậy nếu muốn tặng quà ý nghĩa và đặc biệt cho người già trong ngày Kính lão thì nên tặng gì? Cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé!

Thu về - khắp con đường góc phố xứ Phù Tang khoác lên mình một màu áo mới lung linh sắc vàng sắc đỏ của mùa lá đổ. Nhật Bản vào thu ngoài những rừng lá phong bạt ngàn sắc đỏ thì những con đường bạch quả rực rỡ sắc vàng cũng thu hút rất nhiều du khách.
- trước
- 1
- xem tiếp
VIỆC LÀM MIRAI
- trước
- 1
- xem tiếp