contact@miraihuman.com
Hotline: (+84) 28 6686 3208
    đang tìm kiếm việc làm, ngày phỏng vấn...

đăng ký ngay

Tìm hiểu quy định về thời gian làm thêm ngoài giờ tại Nhật Bản để bảo vệ quyền lợi cho thực tập sinh

09/04/2021 09:58

Làm thêm ngoài giờ được xem như là một nét văn hóa với người Nhật. Đối với các thực tập sinh tham gia xuất khẩu lao động, việc tăng thời gian làm việc sẽ giúp các bạn tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là điều tốt nếu bạn phải làm việc cho một công ty bắt làm thêm quá nhiều giờ. 

 

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các thực tập sinh khi đến Nhật Bản làm việc, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu về quy định thời gian làm thêm. Hãy cùng hiểu nhé. 

 

Thời gian lao động được quy định bởi Luật pháp Nhật Bản là thời gian làm việc được ấn định cho người lao động.

 

 

Có 2 loại thời thời gian làm việc ở Nhật, là: Thời gian lao động Pháp định và thời gian lao động Sở định.

Luật lao động Nhật Bản quy định, trừ thời gian nghỉ giải lao, thì thời gian làm việc tối đa đối với một lao động là 8 tiếng/ngày, tương đương 40 tiếng/tuần. Trong trường hợp làm việc theo tuần, thì thời gian không quá 10 tiếng/tuần. 

 

Mỗi công ty có thể linh hoạt thay đổi ngày nghỉ trong tuần cho phù hợp với tiến độ sản xuất kinh doanh mà vẫn đảm bảo công việc. Số giờ định mức 1 năm làm việc tối đa là 2087 giờ. 

 

 

Giờ làm đêm được tính tính từ 22h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Quy định thời gian làm thêm không được phép quá 50% số giờ làm việc thường trong 1 ngày đồng nghĩa không quá 12 tiếng/ngày kể cả làm thêm giờ.

 

Đây gọi là thời gian lao động pháp định, hay còn gọi là thời gian lao động cơ bản. 

 

Về nguyên tắc, nếu thời gian làm việc vượt quá 8 tiếng/ngày là hành vi vi phạm pháp luật.

Mặc dù đã quy định thời gian làm việc theo pháp luật dành cho người lao động, nhưng việc làm thêm ngoài giờ đã trở thành một điều phổ biến tại Nhật Bản. Đó là lý do xuất hiện “thời gian lao động Sở định” (là thời gian được ký kết bởi lao động và chủ sử dụng lao động).

 

 

Thời gian lao động sở định được dựa trên thời gian lao động pháp định, tuy nhiên không nhất thiết phải giống hoàn toàn, nhưng không được vượt quá thời gian lao động pháp định. Vượt quá thời gian lao động sở định và pháp định sẽ được coi là làm thêm giờ.

 

Như đã nói ở trên, khi thời gian người lao động làm việc vượt quá thời gian lao động sở định và pháp định, thì thời gian vượt quá đó sẽ được tính là thời gian làm thêm ngoài giờ. 

 

Thời gian làm thêm cũng được chia làm 2 loại : Làm thêm trong thời gian lao động pháp định và làm thêm ngoài giờ lao động pháp định. 

Nếu người lao động làm việc quá thời gian lao động sở định (được quy định trong hợp đồng) nhưng không vượt quá thời gian lao động pháp định, thì thời gian làm thêm đó được gọi là làm thêm giờ trong thời gian lao động pháp định.

 

Đối với làm thêm trong thời gian lao động pháp định, công ty chỉ cần trả tiền lương cơ bản cho người lao động được ghi trên hợp đồng là đủ.

 

Thời gian lao động pháp định là không quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần. Khi vượt quá thời gian này, khoảng thời gian đó được coi là làm thêm giờ ngoài thời gian lao động pháp định.

 

Khi trả lương cho người lao động, ngoài tiền lương cơ bản, công ty còn phải trả thêm 1 khoản tiền lương làm thêm ngoài giờ, được tính theo 1 tỷ lệ nhất định trên lương cơ bản.

- Khoảng thời gian làm thêm sau 8 tiếng thông thường: Tăng 25% lương cơ bản.

- Khoảng thời gian làm thêm rơi vào từ 10 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau: Tăng 50% lương cơ bản.

- Làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ: Tăng 35% lương cơ bản.

 

Đối với những người lao động nhận lương cố định theo tháng chứ không tính theo lương giờ, thì cách tính toán có phức tạp hơn vì lương tháng bao gồm các loại phụ cấp khác nên trước hết cần trừ các khoản trợ cấp, sau đó chia cho số giờ làm việc để ra lương theo giờ và tính lương làm thêm theo lương giờ đó.

Để tránh tình trạng các lao động bị bóc lột, bắt buộc phải làm thêm quá nhiều giờ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, Luật pháp lao động Nhật Bản quy định rõ ràng về thời gian làm việc thêm ngoài giờ cho người lao động. Nếu vượt quá thời gian quy định sẽ trái với pháp luật.

 

Cụ thể như: 1 tuần người lao động chỉ được làm thêm tối đa 15 giờ, 2 tuần thì 27 giờ, 4 tuần 43 giờ, 1 tháng là 45 giờ…

 

Hiện tại, Nhật Bản vẫn đang tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, cho nên những trường hợp người lao động bị bắt làm thêm giờ rất phổ biến. 

 

Để tránh những trường hợp bị lợi dụng, ép buộc thì các thực tập sinh của chúng ta trước khi tham gia xuất khẩu lao động nên tìm hiểu rõ về các quy định trong Luật lao động Nhật Bản nhé. 

Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho các bạn. 

 

 

 

 

 

 

 

TIN LIÊN QUAN

lao động Nhật Bản
Tuần lễ vàng 2024 tại Nhật - Top 10 tỉnh lý tưởng cho kỳ nghỉ 24/04/2024 10:58

Tuần lễ vàng tại Nhật Bản năm 2024 bắt đầu từ thứ 2 ngày 29/04 đến chủ nhật ngày 05/05. Đây là kì nghỉ dài và được nhiều người mong đợi để có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian học tập, làm việc vất vả. Vậy kì nghỉ này hãy cùng tham khảo top 10 tỉnh lý tưởng để vui chơi , trải nghiệm cùng gia đình, bạn bè dưới đây nha!

lao động Nhật Bản
Cảnh báo nắng nóng 2024 tại Nhật Bản 22/04/2024 14:11

Nhật Bản mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người dân. Do đó, Cơ quan khí tượng Nhật Bản và Bộ Môi trường đã thông báo rằng sẽ bắt đầu thực hiện “cảnh báo say nắng” trong năm 2024 để dự đoán tổn hại sức khỏe do say nắng. Năm nay, cảnh báo đặc biệt về say nắng sẽ được triển khai và lời kêu gọi cảnh báo sẽ được tăng cường trong trường hợp nắng nóng chưa từng có trên diện rộng.

lao động Nhật Bản
Tỉ lệ người từ 75 tuổi chạm mốc kỉ lục tại Nhật Bản 19/04/2024 11:08

Số người từ 75 tuổi tại Nhật Bản, lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận chạm mốc 20 triệu người. Vì thế, hiện nay tình trạng già hoá dân số tại Nhật Bản ngày càng báo động.

lao động Nhật Bản
Tìm hiểu về cờ cá chép xứ Phù Tang 16/04/2024 15:18

Cờ cá chép Koinobori được treo để kỉ niệm ngày lễ Thiếu nhi 5/5 của trẻ em Nhật Bản, là một phần trong Tuần lễ vàng. Cờ cá chép Koinobori sử dụng trong ngày lễ Kodomo no hi có nguồn gốc từ một truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc khi loài cá chép hóa rồng.

lao động Nhật Bản
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3 15/04/2024 09:46

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3

lao động Nhật Bản
(Phần 2) Du lịch yên bình với top 7 địa điểm xứ Phù Tang 09/04/2024 11:44

Tiếp nối phần một bài viết, chúng tôi tiếp tục gửi đến các bạn phần 2 với 4 địa điểm du lịch yên bình gợi ý nữa. Tuy đây là những điểm tham quan được xem là kém hấp dẫn nhất xứ hoa anh đào nhưng lại là điểm đến lý tưởng dành cho những bạn đang kiếm tìm một nơi du lịch không đông đúc, không chen lấn nhau, không gian thoáng đãng thưa người hơn sẽ mang đến cho bạn một không khí thoải mái, trong lành.

lao động Nhật Bản
(Phần 1) Du lịch yên bình với top 7 địa điểm xứ Phù Tang 08/04/2024 13:43

Hãy đến với những quận có ít dân cư nhưng vẫn mang đến cho bạn những điểm tham quan thú vị và phong cảnh xinh đẹp để check in. Đây vẫn là những điểm du lịch đáng trải nghiệm nhưng sẽ ít khách du lịch hơn, khiến bạn có nhiều không gian thở và dễ dàng chụp hình sống ảo hơn. Dù được gắn nhãn là những khu vực kém hấp dẫn nhất tại xứ hoa anh đào, nhưng mỗi một điểm đến trên đất nước này đâu đâu cũng mang cho mình những vẻ đẹp rất riêng đầy thi vị.

lao động Nhật Bản
(Phần 2) Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật 05/04/2024 15:37

Việc sử dụng đúng cách dụng cụ ăn và văn hoá bàn ăn sẽ thể hiện được bạn là một người lịch sự và biết tôn trọng người khác. Và Nhật Bản luôn có nhiều quy tắc như thế, hãy cùng chúng tôi tiếp nối phần 2 bài viết "Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật" để có thể hiểu rõ hơn về văn hoá con người xứ hoa anh đào, tránh phạm phải những sai lầm không đáng có nha!

lao động Nhật Bản
(Phần 1) Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật 05/04/2024 11:21

Nhật Bản có nền ẩm thực phong phú và bắt mắt làm xao xuyến biết bao thực khách trong và ngoài nước. Do đó, khi thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, đồ ăn thường là trọng tâm chính. Tuy nhiên, việc chú ý đến bộ dụng cụ ăn, cách sắp xếp bàn ăn và nghi thức đi kèm cũng là điều rất cần thiết.

lao động Nhật Bản
Món ăn lý tưởng cho buổi ngắm hoa anh đào 04/04/2024 10:43

Khi mùa hoa anh đào đến thì sự kiện mà người Nhật mong chờ nhất là Hanami – ngắm hoa với những món ăn truyền thống quen thuộc như: Hanami dango, bánh mochi hoa anh đào, Inarizushi (cơm nhồi trong đậu hũ chiên) hay Makizushi… Năm nay, nếu bạn đang trong một chế độ ăn nghiêm ngặt nhưng vẫn muốn nhâm nhi gì đó trong lúc ngắm hoa thì dưới đây là một số gợi ý đến từ chuyên gia dinh dưỡng.

VIỆC LÀM MIRAI

VỊ TRÍ
NGÀY PHỎNG VẤN
MỨC LƯƠNG
ĐỊA ĐIỂM
02/07/2024
162,000 yên/tháng (Chưa tính tăng ca)
KAGAWA (THÀNH PHỐ TAKAMATSU), HIROSHIMA, OKAYAMA, FUKUOKA,... VÀ MỘT SỐ TỈNH KHÁC
Tháng 05/2024
155,854 yên/tháng (chưa tính làm thêm)
KAGOSHIMA
Tháng 05/2024
198,500 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
NARA
Tháng 05/2024
192,000 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
OSAKA
Tháng 05/2024
192,000 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
NARA
11/06/2024
188,800 yên/tháng (Chưa bao gồm tăng ca) (lương giờ: 1,100 yên/tháng)
SHIZUOKA
11/06/2024
208,800 yên/tháng (chưa bao gồm tăng ca) (lương giờ: 1,217 yên/giờ)
SHIZUOKA
17/05/2024
177,840
CHIBA
17/05/2024
170,560
CHIBA