contact@miraihuman.com
Hotline: (+84) 28 6686 3208
    đang tìm kiếm việc làm, ngày phỏng vấn...

đăng ký ngay

Lễ hội đáng mong đợi nhất trong tháng 8 này của người Nhật - Lễ hội Obon

12/08/2020 11:04

Ở mỗi quốc gia điều có những nét văn hoá đặc sắc riêng, và được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Trong tháng 8 này, cả đất nước Nhật Bản chuẩn bị đón chào một lễ hội vô cùng lớn và đáng mong đợi nhất, đó là lễ hội Obon. 

 

1. Nguồn gốc của lễ hội

 

 

Lễ hội Obon hay còn gọi là Bon, là ngày lễ dành cho những người đã khuất, là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo và có lịch sử hơn 500 năm. 

Lễ hội này khá giống với ngày lễ Vu Lan ở nước ta, là ngày để cầu nguyện cho những linh hồn, là ngày để chúng ta tưởng nhớ và thể hiện sự biết ơn dành cho những người đã khuất. 

Ngày nay, lễ hội này vẫn được người dân Nhật Bản đón nhận, thậm chí họ mong muốn đến ngày để gia đình có thể sum họp và thể hiện tình yêu thương lẫn nhau đối với những người đang sống. 

 

2. Thời gian lễ hội diễn ra

 

Lễ hội này thường được kéo dài từ 3 đến 4 ngày, tuy nhiên theo thời gian đã có sự khác biệt giữa các vùng miền. 

- Shichigatsu Bon (Bon tháng bảy), tổ chức vào ngày 15 tháng 7 dương lịch, ở các vùng như Tokyo, Yokohama và Tohoku.

- Kyu Bon tổ chức ngày 15 tháng 7 âm lịch ở các vùng phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam.

- Hachigatsu Bon (Bon tháng 8) thì được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch, đây là ngày phổ biến nhất và là ngày hội Obon lớn nhất được tổ chức tại cố đô Kyoto. 

 

3. Lịch trình của ngày lễ

 

Lễ hội Obon được tổ chức với 2 lễ chính đó là lễ Mukaebi (đón các linh hồn) và lễ Okuribi (tiễn các linh hồn). Vào thời gian buổi lễ, người dân Nhật Bản phải chuẩn bị rất nhều thứ: 

- Ngày 12/8 chuẩn bị đón tổ tiên:

 

 

Trước ngày bắt đầu lễ Obon, người ta thường trang trí dưa chuột và cà tím cắm bằng que tăm hoặc đũa được gọi là "Ngựa linh thiêng". Dưa chuột là ngựa, cà tím là bò, nó mang ý nghĩa là những người đã khuất sẽ lên ngựa để nhanh chóng trở lại trần gian, sau đó sẽ cưỡi bò để thong thả từ từ quay trở về thế giới bên kia.

- Ngày 13/8 là lễ Mukaebi (lửa đón):

 

 

Vào ngày 13 bắt đầu lễ Obon, mọi người sẽ sử dụng thân cành cây gai "Ogara" được bẻ nhỏ ra để đốt lửa. Người ta cho rằng, linh hồn người đã khuất sẽ cưỡi đám khói từ ngọn lửa này để quay trở về trần gian. Nhờ đám khói mà linh hồn sẽ không bị lạc đường và có thể quay về nhà mình an toàn. Cũng bởi lẽ đó mà đám khói này còn có vai trò như là vật chỉ đường "Michishirube".

- Ngày 14, 15/8 là ngày viếng mộ:

 

 

Vào thời gian này rất nhiều người trong gia đình thường đi viếng mộ. Họ sẽ dọn dẹp sạch sẽ các mộ phần, dâng hoa, thắp hương, dâng nước để thờ cúng tổ tiên. Sau đó những người thân thuộc, họ hàng trong gia đình lại tập trung lại và cùng nhau ăn uống. Đây là khoảng thời gian quan trọng để tưởng mọi người cùng nhau tưởng nhớ đến những người đã khuất.

- Ngày 16/8 là lễ Okuribi (lửa đưa):

 

 

Đây là ngày cuối cùng để tạm biệt tổ tiên. Cũng tương tự như ngày lễ đốt lửa đón tổ tiên vào ngày đầu, ngày cuối cùng mọi người cũng đốt lửa để tổ tiên có thể quay về thế giới bên kia nhờ những đám khói. 

 

4. Nhiều hoạt động diễn ra trong những ngày này

 

Nếu bạn là du khách, du học sinh hay thực tập sinh đến đây làm việc thì nhất định không thể bỏ lỡ ngày lễ này nhé. 

Hãy cùng nhau chiêm ngưỡng điệu múa Bon-Odori, đây là điệu múa đặc sắc nhất trong ngày lễ này. Hiện nay, nó đã phát triển thành nhiều phong cách khác nhau và ngay cả nhạc nền cũng tùy theo từng vùng. Kiểu truyền thông điển hình là các vũ công nhảy múa vòng tròn quanh một giàn gỗ gọi là Akura, cũng là sân khấu nơi ca sĩ và nhạc công trình diễn.

 

 

Có kiểu nhảy khác, vũ công lại nhảy múa trên hàng thẳng. Có nơi vũ công cầm quạt màu khi nhảy múa và cũng có những vũ công múa với những chiếc khăn đầy màu sắc gọi là Tenugu. Mỗi kiểu múa đều xuất phát từ lịch sử và đặc trưng riêng của từng vùng.

Ngoài ra, lễ dâng lửa cũng là điểm nổi bật tiếp theo trong ngày lễ này. Trong Lễ Dâng Lửa, 5 chữ Đại, Diệu, Pháp, Thuyền và chữ Đại nhỏ lần lượt được thắp sáng bằng lửa trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto, mỗi chữ sẽ phát sáng khoảng gần 30 phút. Điều kỳ diệu là: Tất cả các khối chữ này sẽ tạo nên một khung cảnh thiêng liêng, ấm áp và hùng vĩ. Người Nhật Bản tin rằng ánh sáng ấy sẽ dẫn lối cho các linh hồn quay về trời một cách thanh bình và an lạc.

Kết thúc lễ hội Obon, người ta còn thả rất nhiều đèn hoa đăng lên mặt nước, được xem như thay thế cho lời tạm biệt dành cho các linh hồn tổ tiên sau. 

 

 

Trong lễ hội Obon, người ta thường mặc trang phục truyền thống Yukata, một loại Kimono với chất liệu vải mỏng và mát. Các cuộc đi chơi ngoài trời hay các trò chơi dân gian diễn ra sôi nổi. Dưa hấu là một trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất trong lễ hội. Lễ hội thường kết thúc với những đợt biểu diễn pháo bông vô cùng đẹp mắt.

 

Trong năm 2020 này, do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu nên những hoạt động mang tính tập trung dễ khiến lây nhiễm bệnh như thế này có thể không diễn ra được. Nhưng đây vẫn là một lễ hội mang ý nghĩa lớn đối với tất cả mọi người dân Nhật Bản, vì vậy hãy cùng nhau tưởng nhớ đến ngày lễ này các bạn nhé. 

TIN LIÊN QUAN

lao động Nhật Bản
Tuần lễ vàng 2024 tại Nhật - Top 10 tỉnh lý tưởng cho kỳ nghỉ 24/04/2024 10:58

Tuần lễ vàng tại Nhật Bản năm 2024 bắt đầu từ thứ 2 ngày 29/04 đến chủ nhật ngày 05/05. Đây là kì nghỉ dài và được nhiều người mong đợi để có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian học tập, làm việc vất vả. Vậy kì nghỉ này hãy cùng tham khảo top 10 tỉnh lý tưởng để vui chơi , trải nghiệm cùng gia đình, bạn bè dưới đây nha!

lao động Nhật Bản
Cảnh báo nắng nóng 2024 tại Nhật Bản 22/04/2024 14:11

Nhật Bản mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người dân. Do đó, Cơ quan khí tượng Nhật Bản và Bộ Môi trường đã thông báo rằng sẽ bắt đầu thực hiện “cảnh báo say nắng” trong năm 2024 để dự đoán tổn hại sức khỏe do say nắng. Năm nay, cảnh báo đặc biệt về say nắng sẽ được triển khai và lời kêu gọi cảnh báo sẽ được tăng cường trong trường hợp nắng nóng chưa từng có trên diện rộng.

lao động Nhật Bản
Tỉ lệ người từ 75 tuổi chạm mốc kỉ lục tại Nhật Bản 19/04/2024 11:08

Số người từ 75 tuổi tại Nhật Bản, lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận chạm mốc 20 triệu người. Vì thế, hiện nay tình trạng già hoá dân số tại Nhật Bản ngày càng báo động.

lao động Nhật Bản
Tìm hiểu về cờ cá chép xứ Phù Tang 16/04/2024 15:18

Cờ cá chép Koinobori được treo để kỉ niệm ngày lễ Thiếu nhi 5/5 của trẻ em Nhật Bản, là một phần trong Tuần lễ vàng. Cờ cá chép Koinobori sử dụng trong ngày lễ Kodomo no hi có nguồn gốc từ một truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc khi loài cá chép hóa rồng.

lao động Nhật Bản
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3 15/04/2024 09:46

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3

lao động Nhật Bản
(Phần 2) Du lịch yên bình với top 7 địa điểm xứ Phù Tang 09/04/2024 11:44

Tiếp nối phần một bài viết, chúng tôi tiếp tục gửi đến các bạn phần 2 với 4 địa điểm du lịch yên bình gợi ý nữa. Tuy đây là những điểm tham quan được xem là kém hấp dẫn nhất xứ hoa anh đào nhưng lại là điểm đến lý tưởng dành cho những bạn đang kiếm tìm một nơi du lịch không đông đúc, không chen lấn nhau, không gian thoáng đãng thưa người hơn sẽ mang đến cho bạn một không khí thoải mái, trong lành.

lao động Nhật Bản
(Phần 1) Du lịch yên bình với top 7 địa điểm xứ Phù Tang 08/04/2024 13:43

Hãy đến với những quận có ít dân cư nhưng vẫn mang đến cho bạn những điểm tham quan thú vị và phong cảnh xinh đẹp để check in. Đây vẫn là những điểm du lịch đáng trải nghiệm nhưng sẽ ít khách du lịch hơn, khiến bạn có nhiều không gian thở và dễ dàng chụp hình sống ảo hơn. Dù được gắn nhãn là những khu vực kém hấp dẫn nhất tại xứ hoa anh đào, nhưng mỗi một điểm đến trên đất nước này đâu đâu cũng mang cho mình những vẻ đẹp rất riêng đầy thi vị.

lao động Nhật Bản
(Phần 2) Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật 05/04/2024 15:37

Việc sử dụng đúng cách dụng cụ ăn và văn hoá bàn ăn sẽ thể hiện được bạn là một người lịch sự và biết tôn trọng người khác. Và Nhật Bản luôn có nhiều quy tắc như thế, hãy cùng chúng tôi tiếp nối phần 2 bài viết "Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật" để có thể hiểu rõ hơn về văn hoá con người xứ hoa anh đào, tránh phạm phải những sai lầm không đáng có nha!

lao động Nhật Bản
(Phần 1) Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật 05/04/2024 11:21

Nhật Bản có nền ẩm thực phong phú và bắt mắt làm xao xuyến biết bao thực khách trong và ngoài nước. Do đó, khi thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, đồ ăn thường là trọng tâm chính. Tuy nhiên, việc chú ý đến bộ dụng cụ ăn, cách sắp xếp bàn ăn và nghi thức đi kèm cũng là điều rất cần thiết.

lao động Nhật Bản
Món ăn lý tưởng cho buổi ngắm hoa anh đào 04/04/2024 10:43

Khi mùa hoa anh đào đến thì sự kiện mà người Nhật mong chờ nhất là Hanami – ngắm hoa với những món ăn truyền thống quen thuộc như: Hanami dango, bánh mochi hoa anh đào, Inarizushi (cơm nhồi trong đậu hũ chiên) hay Makizushi… Năm nay, nếu bạn đang trong một chế độ ăn nghiêm ngặt nhưng vẫn muốn nhâm nhi gì đó trong lúc ngắm hoa thì dưới đây là một số gợi ý đến từ chuyên gia dinh dưỡng.

VIỆC LÀM MIRAI

VỊ TRÍ
NGÀY PHỎNG VẤN
MỨC LƯƠNG
ĐỊA ĐIỂM
02/07/2024
162,000 yên/tháng (Chưa tính tăng ca)
KAGAWA (THÀNH PHỐ TAKAMATSU), HIROSHIMA, OKAYAMA, FUKUOKA,... VÀ MỘT SỐ TỈNH KHÁC
Tháng 05/2024
155,854 yên/tháng (chưa tính làm thêm)
KAGOSHIMA
Tháng 05/2024
198,500 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
NARA
Tháng 05/2024
192,000 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
OSAKA
Tháng 05/2024
192,000 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
NARA
11/06/2024
188,800 yên/tháng (Chưa bao gồm tăng ca) (lương giờ: 1,100 yên/tháng)
SHIZUOKA
11/06/2024
208,800 yên/tháng (chưa bao gồm tăng ca) (lương giờ: 1,217 yên/giờ)
SHIZUOKA
17/05/2024
177,840
CHIBA
17/05/2024
170,560
CHIBA