contact@miraihuman.com
Hotline: (+84) 28 6686 3208
    đang tìm kiếm việc làm, ngày phỏng vấn...

đăng ký ngay

7 sắc màu ý nghĩa trong văn hoá Nhật Bản

16/11/2023 14:55

7 SẮC MÀU Ý NGHĨA

TRONG VĂN HOÁ NHẬT BẢN

🌈🌈🌈️

 

Mỗi quốc gia, đều sẽ có những nét văn hoá và tín ngưỡng rất riêng. Nhật Bản cũng không ngoại lệ khi đất nước này luôn mang cho mình những nền văn hoá truyền thống lâu đời đáng ngưỡng mộ. 

 

Và màu sắc cũng mang một ý nghĩa quan trọng trong văn hoá, tín ngưỡng và phản ánh lịch sử của một quốc gia. Màu sắc trong văn hoá Nhật Bản mang nhiều ý nghĩa đặc biệt và sâu sắc, bài viết này cùng chúng tôi tìm hiểu "7 màu sắc biểu tượng trong văn hoá Nhật Bản" bạn nha!

 

7 màu sắc biểu tượng trong văn hoá Nhật Bản

 

1 Ý nghĩa màu đỏ (Aka – 赤) trong văn hoá Nhật Bản

Lịch sử của màu đỏ bắt nguồn từ thời cổ đại. Đồ gốm và đồ gỗ cổ nhất của Nhật Bản được tạo ra trong thời kỳ này, và được sơn với loại sơn mài tên là Sekishitsu. Tại các khu cổ mộ Kofun, có nhiều bức tranh có màu đỏ được tạo ra từ oxit sắt. Màu đỏ mang ý nghĩa bảo vệ thân xác khỏi sức mạnh quỷ dữ. 

 

Ý nghĩa màu đỏ (Aka – 赤) trong văn hoá Nhật Bản

 

Màu đỏ mang ý nghĩa bảo vệ thân xác khỏi sức mạnh của quỷ dữ

 

Màu đỏ phổ biến ở Nhật Bản là sắc đỏ của cánh cổng Torii của đền thờ Thần đạo. Sắc đỏ này có tên là Akani. Mỗi ngôi đền sẽ có một sắc đỏ hơi khác một chút, nhưng màu đỏ Akani bảo vệ cây cột khỏi rỉ sét nhờ chu sa (một hợp chất thủy ngân) tạo ra sắc đỏ, và cũng là để bảo vệ khỏi quỷ dữ và thiên tai. Màu đỏ được coi là sẽ tăng sức mạnh của thần linh trong Thần đạo. 

 

Cánh cổng Torii với màu đỏ nổi bật

 

Trong cuộc nội chiến Nhật Bản (1467-1568), màu đỏ được giới samurai yêu thích và mặc trên người như một biểu tượng sức mạnh và quyền lực khi ra trận. Màu đỏ cũng được sử dụng để trang điểm tại Nhật Bản rất lâu trước khi son môi trở nên phổ biến. Phụ nữ quý tộc thường sử dụng hồng hoa làm nền cho son môi, và loại hoa này vẫn được nuôi trồng ngày nay để sản xuất son môi truyền thống và giữ gìn nét đẹp của phụ nữ Nhật Bản. 

 

Ý nghĩa màu đỏ (Aka – 赤) trong văn hoá Nhật Bản

 

2. Ý nghĩa màu tím (Murasaki – 紫) trong văn hoá Nhật Bản

Thời xưa, trong một quãng thời gian dài, tầng lớp thường dân không được phép sử dụng màu tím. Màu tím cũng từng rất hiếm do độ phức tạp và mất thời gian để tạo ra. Màu tím cũng rất đắt đỏ, cần được chiết xuất từ cỏ Shigusa, cũng là một loại cỏ khó trồng. Ngoài ra, nhuộm được ra màu tím cũng rất tốn công. 

 

Trong thời Nara tức khoảng 1.400 năm trước, chỉ có tầng lớp quan lại cấp cao hoặc hoàng tộc được mặc màu tím kể từ năm 604, thời gian khi chế độ 12 cấp quan lại được áp dụng. Đến khi đạo Phật du nhập vào Nhật Bản, các nhà sư được trọng vọng cũng có thể mặc màu tím. Trong các vở kịch Noh, màu tím và trắng thường được sử dụng cho các vai diễn của thần linh và Thiên hoàng. Các nhân vật khác sẽ không mặc đồ có sắc tím. 

 

Ý nghĩa màu tím (Murasaki – 紫) trong văn hoá Nhật Bản

 

Cho đến thời Heian (794-1185), hoa tử đằng được coi là biểu trưng cho màu tím. Vào giữa thời Heian, gia tộc Fujiwara đưa ra chế độ cầm quyền bởi tầng lớp hoàng tộc. Chữ “fuji” trong họ Fujiwara chính là hoa tử đằng, và màu tím lại lần nữa trở này biểu tượng của tầng lớp cầm quyền. Đến thời Edo (1603-1868), gia tộc nắm quyền là Tokugawa với gia huy là hoa, và màu tím vẫn duy trì ý nghĩa quý tộc. Đây cũng là màu đại diện cho sự thanh lịch. 

 

Hoa tử đằng biểu tượng màu tím trong văn hoá Nhật Bản

 

Tuy nhiên, màu tím trở nên thịnh hành hơn và được tầng lớp thường dân đón nhận. Người dân thường vẫn bị cấm mặc màu sắc lòe loẹt, do vậy quần áo của họ thường có màu nâu, tuy nhiên họ sẽ lách luật bằng việc thêm vào những đường màu sắc. Vào thời kỳ này, các diễn viên kịch Kabuki là những người tiên phong về thời trang, Danjuro Ichikawa, một ngôi sao sân khẩu thời điểm đó, đã đeo một dải khăn màu tím trên đầu trong vở kịch nổi tiếng “Hoa của Edo”, mở ra trào lưu thời trang ưa chuộng màu tím. 

 

Ý nghĩa màu tím (Murasaki – 紫) trong văn hoá Nhật Bản

 

3. Ý nghĩa màu trắng (Shiro – 白) trong văn hoá Nhật Bản

Kể từ thời cổ đại, màu trắng được coi là biểu tượng của sự tinh khiết và thiêng liêng trong văn hóa xứ Phù Tang. Màu trắng cũng được cho là có kết nối chặt chẽ với thế giới tâm linh. Bởi thế, trang phục của những người hành lễ trong các nghi thức tôn giáo cũng thường mang màu trắng. 

 

Ý nghĩa màu trắng (Shiro – 白) trong văn hoá Nhật Bản

 

Tuy nhiên, như bất cứ quốc gia Á Đông khác, màu trắng cũng tượng trưng cho sự tang tóc, mất mát. Vì vậy, người ta sẽ mặc màu trắng trong các lễ tang hoặc trong thời gian để tang. Các Samurai sẽ mặc trang phục nghi lễ màu trắng nếu thực hiện nghi thức Seppuku (mổ bụng tự sát).

 

Thậm chí, trang phục cô dâu truyền thống của Nhật Bản là một bộ Kimono kèm mũ choàng màu trắng. Người Nhật xưa quan niệm rằng, phụ nữ sau khi lấy chồng sẽ phải toàn tâm toàn ý sống vì gia đình bên chồng, do đó khi gả đứa con gái đi đồng nghĩa với việc sẽ mất luôn người con này. 

 

Trang phục cô dâu Nhật là bộ Kimono màu trắng tinh khôi

 

Ngoài ra, trước đây, người Nhật hầu như không mặc màu trắng trong các dịp khác. Chỉ đến khi nước Nhật mở cửa thời Minh Trị (1868-1912), do ảnh hưởng của phương Tây, người dân mới bắt đầu mặc màu trắng trong đời sống hàng ngày. 

 

Ý nghĩa màu trắng (Shiro – 白) trong văn hoá Nhật Bản

 

4. Ý nghĩa màu đen (Kuro – 黒) trong văn hoá Nhật Bản

Màu đen đại diện cho một hình ảnh mạnh mẽ và cứng rắn. Tuy nhiên, màu đen cũng tượng trưng cho tang tóc và thường dùng trong đám tang. Dù vậy, do quá trình giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây, người Nhật ngày nay cũng rất chuộng mặc trang phục đen khi đến công sở. 

 

Trong văn hóa Nhật Bản, màu đen cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Vào thời cổ đại, người Nhật đã từng xăm mình với màu đen. Ngư dân xăm hình dã điểu hay hải ngư để bảo vệ bản thân trước quỷ dữ. Từ thời Nara, hình xăm được dùng để đánh dấu phạm nhân, kể từ đó hình xăm có ý nghĩa xấu và chỉ được các băng nhóm tội phạm sử dụng. Tuy nhiên, ở một số nơi trên Nhật Bản, ngư dân vẫn có tục xăm mình. 

 

Ý nghĩa màu đen (Kuro – 黒) trong văn hoá Nhật Bản

 

Màu đen ở vị thế trái ngược với màu tím: trong 12 cấp quan lại, màu đen dành cho 2 cấp cuối cùng. Tuy nhiên, tầng lớp võ sĩ ưa chuộng màu đen bóng lấp lánh trên vũ khí và trang phục chiến đấu. 

 

Màu đen cũng được sử dụng để trang điểm từ thời cổ đại. Ở các nước khác, màu đen dùng để tô lông mày, tuy nhiên ở Nhật Bản có phong tục o-haguro, tục nhuộm răng đen. Hàm răng đen tuyền được cho là đẹp mắt. Phong tục nhuộm răng đen bằng sắt và dấm nhằm bảo vệ tránh sâu răng kéo dài đến tận cuối thời Meiji. Ngày nay, ít người còn nhuộm răng đen, ngoại trừ Geisha vào một số dịp hoặc người dân ở nông thôn khi có tang sự. 

 

Màu đen cũng là một màu quan trọng trong hội họa của Nhật Bản, ví dụ như thư pháp và loại hình hội họa vẽ bằng than: Sumi-e, một loại hình mà họa sĩ sử dụng nhiều sắc đen khác nhau để tạo nên bức họa tuyệt đẹp. 

 

Ý nghĩa màu đen (Kuro – 黒) trong văn hoá Nhật Bản

 

Sumi-e - Tranh được hoạ từ nhiều sắc đen khác nhau

 

5. Ý nghĩa màu chàm (Ai – 藍) trong văn hoá Nhật Bản

Màu chàm được xem là màu sắc được sáng tạo bởi người Nhật nên còn được biết đến với tên gọi “Japan Blue”. Trong thời kỳ Meiji, tại Nhật Bản, nhiều người nước ngoài đã rất ngạc nhiên khi thấy màu chàm xuất hiện ở khắp mọi con phố. Từ áo Kimono tới khăn tay hay cả những tấm màn Noren. 

 

Ý nghĩa màu chàm (Ai – 藍) trong văn hoá Nhật Bản

 

Màu chàm - mang nhiều lợi ích và ý nghĩa 

 

Đặc biệt, màu chàm là một trong những màu sắc được tạo ra bằng nguyên liệu từ thiên nhiên, đó là từ lá chàm. Việc màu chàm xuất hiện ở mọi nẻo đường không phải chỉ vì thời trang, mà quần áo nhuộm chàm còn có ba lợi ích: chất xơ trở nên mạnh hơn sau khi nhuộm chàm, có tác dụng đuổi côn trùng và chống tia cực tím. Đây quả thật là sức mạnh của thiên nhiên! 

 

Màu chàm - màu sắc được sáng tạo bởi người Nhật

 

6. Ý nghĩa màu lam (Ao – 青) trong văn hoá Nhật Bản

Ngày nay, “Ao” (青) có nghĩa là xanh biển, xanh lam, nhưng rất lâu trước đây nó còn được dùng để chỉ màu xanh lục, và không có khác biệt nào cả. Sau này thì từ Midori (緑) được sử dụng rộng rãi để chỉ màu xanh lá cây, xanh lục. Tuy nhiên, việc sử dụng “Ao” vẫn còn lưu lại nhiều dấu vết trong từ vựng tiếng Nhật.

 

Ví dụ: Aoba (lá xanh), hay Aoume (mơ xanh). Thậm chí đèn giao thông màu xanh cũng được gọi là “Ao Shingo” (tín hiệu xanh biển) trong tiếng Nhật. Điều này có vẻ khá tương đồng với cách người Việt Nam gọi tắt cả hai màu lục và lam là màu xanh. 

 

Ý nghĩa màu lam (Ao – 青) trong văn hoá Nhật Bản

 

Ý nghĩa màu lam (Ao – 青) trong văn hoá Nhật Bản

 

Nhìn chung, cũng giống như nhiều ngôn ngữ khác, xanh lục thường có liên hệ với thiên nhiên cũng như cảm giác yên bình và thanh tĩnh. 

 

Một trong những sắc xanh lục truyền thống của người Nhật được gọi là “Matcha Iro”, có nghĩa là màu của trà xanh Matcha. Từ thế kỷ 13, tại Nhật Bản đã rất thịnh hành việc tổ chức tiệc trà, và cho đến thế kỷ 15 thì trà đạo được sinh ra và được tầng lớp võ sĩ Samurai thưởng thức.

 

Điều này kéo theo một phong cách thẩm mỹ riêng, được phản ánh qua các loại trà cụ thể như tách trà, ấm nước, với màu sắc và thiết kế nhằm tôn lên màu xanh của Matcha. 

 

Ý nghĩa màu lam (Ao – 青) trong văn hoá Nhật Bản

 

7. Ý nghĩa màu xanh lá (Midori – 緑) trong văn hoá Nhật Bản

Màu xanh lá cây là màu của sự sống và sự phát triển. “Midori” trong tiếng Nhật có nghĩa là “mảng xanh”” hay “màu xanh lá”. Đây là sắc màu của sự sống, sự phát triển và cũng là đại diện cho sự vĩnh cửu.

 

Xanh lá cây - màu của sự sống và phát triển

 

Du khách có thể thấy người Nhật yêu màu xanh thiên nhiên đến mức dường như trong nhà của mỗi gia đình Nhật đều có những khu vườn nhỏ hoặc các loại cây xanh trong nhà. 

 

Màu xanh lá luôn được hiện hữu trong những căn nhà của người Nhật

 

 

Ý nghĩa màu xanh lá (Midori – 緑) trong văn hoá Nhật Bản

 

Nguồn: Sưu tầm

 

Màu sắc mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong từng thời kỳ cũng như từng nền văn hóa. Tuy nhiên, màu sắc cũng giúp hình thành nên nền mỹ học và văn hóa Nhật Bản ngày nay. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản, du khách hãy dành thời gian khám phá nhiều hơn về những nét văn hóa xứ Phù Tang nhé! 

 

Hãy luôn theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về xứ sở mặt trời mọc. Và liên hệ ngay nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật Bản với "chi phí thấp - bay nhanh - tuyển dụng liên tục - thu nhập hấp dẫn".

 

Công ty TNHH Nhân lực Mirai - Nâng tầm lao động Việt

️🎨️🎨️🎨

TIN LIÊN QUAN

lao động Nhật Bản
Tuần lễ vàng 2024 tại Nhật - Top 10 tỉnh lý tưởng cho kỳ nghỉ 24/04/2024 10:58

Tuần lễ vàng tại Nhật Bản năm 2024 bắt đầu từ thứ 2 ngày 29/04 đến chủ nhật ngày 05/05. Đây là kì nghỉ dài và được nhiều người mong đợi để có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau thời gian học tập, làm việc vất vả. Vậy kì nghỉ này hãy cùng tham khảo top 10 tỉnh lý tưởng để vui chơi , trải nghiệm cùng gia đình, bạn bè dưới đây nha!

lao động Nhật Bản
Cảnh báo nắng nóng 2024 tại Nhật Bản 22/04/2024 14:11

Nhật Bản mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người dân. Do đó, Cơ quan khí tượng Nhật Bản và Bộ Môi trường đã thông báo rằng sẽ bắt đầu thực hiện “cảnh báo say nắng” trong năm 2024 để dự đoán tổn hại sức khỏe do say nắng. Năm nay, cảnh báo đặc biệt về say nắng sẽ được triển khai và lời kêu gọi cảnh báo sẽ được tăng cường trong trường hợp nắng nóng chưa từng có trên diện rộng.

lao động Nhật Bản
Tỉ lệ người từ 75 tuổi chạm mốc kỉ lục tại Nhật Bản 19/04/2024 11:08

Số người từ 75 tuổi tại Nhật Bản, lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận chạm mốc 20 triệu người. Vì thế, hiện nay tình trạng già hoá dân số tại Nhật Bản ngày càng báo động.

lao động Nhật Bản
Tìm hiểu về cờ cá chép xứ Phù Tang 16/04/2024 15:18

Cờ cá chép Koinobori được treo để kỉ niệm ngày lễ Thiếu nhi 5/5 của trẻ em Nhật Bản, là một phần trong Tuần lễ vàng. Cờ cá chép Koinobori sử dụng trong ngày lễ Kodomo no hi có nguồn gốc từ một truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc khi loài cá chép hóa rồng.

lao động Nhật Bản
THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3 15/04/2024 09:46

THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3

lao động Nhật Bản
(Phần 2) Du lịch yên bình với top 7 địa điểm xứ Phù Tang 09/04/2024 11:44

Tiếp nối phần một bài viết, chúng tôi tiếp tục gửi đến các bạn phần 2 với 4 địa điểm du lịch yên bình gợi ý nữa. Tuy đây là những điểm tham quan được xem là kém hấp dẫn nhất xứ hoa anh đào nhưng lại là điểm đến lý tưởng dành cho những bạn đang kiếm tìm một nơi du lịch không đông đúc, không chen lấn nhau, không gian thoáng đãng thưa người hơn sẽ mang đến cho bạn một không khí thoải mái, trong lành.

lao động Nhật Bản
(Phần 1) Du lịch yên bình với top 7 địa điểm xứ Phù Tang 08/04/2024 13:43

Hãy đến với những quận có ít dân cư nhưng vẫn mang đến cho bạn những điểm tham quan thú vị và phong cảnh xinh đẹp để check in. Đây vẫn là những điểm du lịch đáng trải nghiệm nhưng sẽ ít khách du lịch hơn, khiến bạn có nhiều không gian thở và dễ dàng chụp hình sống ảo hơn. Dù được gắn nhãn là những khu vực kém hấp dẫn nhất tại xứ hoa anh đào, nhưng mỗi một điểm đến trên đất nước này đâu đâu cũng mang cho mình những vẻ đẹp rất riêng đầy thi vị.

lao động Nhật Bản
(Phần 2) Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật 05/04/2024 15:37

Việc sử dụng đúng cách dụng cụ ăn và văn hoá bàn ăn sẽ thể hiện được bạn là một người lịch sự và biết tôn trọng người khác. Và Nhật Bản luôn có nhiều quy tắc như thế, hãy cùng chúng tôi tiếp nối phần 2 bài viết "Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật" để có thể hiểu rõ hơn về văn hoá con người xứ hoa anh đào, tránh phạm phải những sai lầm không đáng có nha!

lao động Nhật Bản
(Phần 1) Hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ ăn của người Nhật 05/04/2024 11:21

Nhật Bản có nền ẩm thực phong phú và bắt mắt làm xao xuyến biết bao thực khách trong và ngoài nước. Do đó, khi thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, đồ ăn thường là trọng tâm chính. Tuy nhiên, việc chú ý đến bộ dụng cụ ăn, cách sắp xếp bàn ăn và nghi thức đi kèm cũng là điều rất cần thiết.

lao động Nhật Bản
Món ăn lý tưởng cho buổi ngắm hoa anh đào 04/04/2024 10:43

Khi mùa hoa anh đào đến thì sự kiện mà người Nhật mong chờ nhất là Hanami – ngắm hoa với những món ăn truyền thống quen thuộc như: Hanami dango, bánh mochi hoa anh đào, Inarizushi (cơm nhồi trong đậu hũ chiên) hay Makizushi… Năm nay, nếu bạn đang trong một chế độ ăn nghiêm ngặt nhưng vẫn muốn nhâm nhi gì đó trong lúc ngắm hoa thì dưới đây là một số gợi ý đến từ chuyên gia dinh dưỡng.

VIỆC LÀM MIRAI

VỊ TRÍ
NGÀY PHỎNG VẤN
MỨC LƯƠNG
ĐỊA ĐIỂM
02/07/2024
162,000 yên/tháng (Chưa tính tăng ca)
KAGAWA (THÀNH PHỐ TAKAMATSU), HIROSHIMA, OKAYAMA, FUKUOKA,... VÀ MỘT SỐ TỈNH KHÁC
Tháng 05/2024
155,854 yên/tháng (chưa tính làm thêm)
KAGOSHIMA
Tháng 05/2024
198,500 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
NARA
Tháng 05/2024
192,000 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
OSAKA
Tháng 05/2024
192,000 yên/tháng (chưa tính tăng ca)
NARA
11/06/2024
188,800 yên/tháng (Chưa bao gồm tăng ca) (lương giờ: 1,100 yên/tháng)
SHIZUOKA
11/06/2024
208,800 yên/tháng (chưa bao gồm tăng ca) (lương giờ: 1,217 yên/giờ)
SHIZUOKA
17/05/2024
177,840
CHIBA
17/05/2024
170,560
CHIBA