Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
OMIKUJI TRONG ĐỜI SỐNG
NGƯỜI DÂN NHẬT BẢN
🎎🎎🎎
Tại các đền chùa ở Nhật Bản, việc “xin quẻ bói Omikuji – đoán vận may” từ lâu đã trở thành nét phong tục độc đáo của người dân nơi đây. Đặc biệt, vào những dịp lễ tết hay trước những thời khắc quan trọng, ngoài mong muốn cầu chúc may mắn, có không ít người còn tới đây để rút cho mình một quẻ bói tài vận.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Omikuji là quẻ bói bằng giấy được in lên những lời tiên đoán. Từ thời xa xưa, để lựa chọn người kế vị, hay trước khi quyết định những chuyện quốc gia đại sự, việc rút thăm được sử dụng như một công cụ để lắng nghe ý kiến của các vị thần linh. Đây được cho là nguồn gốc của quẻ bói Omikuji.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Về thời gian sau này, phong tục đó không còn được sử dụng nữa mà thay Omikuji bằng việc tiên đoán vận mệnh, may mắn cho mọi người dân. Do đó, với quẻ bói này đã trở thành một điều linh thiêng, mang ý nghĩa về mặt tín ngưỡng của người Nhật, nhưng không còn quá nặng nề như thời kỳ trước đây.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Quẻ bói Omikuji được tạo ra bởi Ryoigen vào những năm 912 – 985. Ryoigen là vị trụ trì thứ 18 của ngôi chùa Enryakuji. Tuy nhiên, thời điểm đó Omikuji chưa được phổ biến, phải đến thời kỳ Kamakura nó mới được sử dụng trong việc tiên đoán vận mệnh của con người.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Cho đến nay, phong tục rút quẻ Omikuji rất phổ biến tại Nhật Bản. Đặc biệt với nền tín ngưỡng của người Nhật, thì khi họ muốn biết được vận mệnh của mình trong dịp năm mới sẽ đến chùa để rút quẻ bói này.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Phong tục này được duy trì xuyên suốt mỗi năm và hầu hết mọi người dân Nhật đều muốn biết được mình có gặp may mắn trong năm tiếp theo hay không. Không những thế phong tục này còn phổ biến với cả những người nước ngoài, khách du lịch và có mặt tại hầu hết các đền thờ, chùa chiền ở “xứ Phù Tang”.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Tại các đền thờ và chùa chiền ở Nhật Bản, du khách có thể xin quẻ Omikuji với mức phí 100-200 Yên. Trước khi rút quẻ bói này, du khách nên thăm viếng và lễ bái đền chùa. Hầu hết, mọi người sẽ thực hiện điều này trước khi xin quẻ nhằm thể hiện sự tôn kính với các vị Thần, cũng như thể hiện tấm lòng của mình.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Tại các đền chùa ở “xứ Phù Tang”, trước khi vào lễ bái du khách sẽ phải thực hiện nghi thức rửa sạch tay và miệng ở khu vực Chouzuya, được gọi là “giếng tẩy rửa”. Mục đích của điều này nhằm thanh lọc cơ thể trước khi bước vào chánh điện, nơi các vị thần linh cư ngụ.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Sau khi đã viếng và lễ bái các vị Thần, du khách sẽ đi ra khu vực rút quẻ xăm. Sẽ có một hộp gỗ hay hộp thiếc để lấy thẻ tre đánh số của quẻ xăm. Trước khi xin que, du khách nên thành tâm cầu khấn các vị thần, cũng như tập trung về điều mà mình muốn biết, muốn cầu xin. Tiếp đến, du khách sẽ lắc hộp để quẻ xăm rơi ra ngoài. Từ quẻ xăm này, với số tương ứng du khách di chuyển đến nơi chứa các hộp đựng quẻ xăm Omikuji.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Những lá xăm này được đựng trong một tủ gỗ với các ngăn kéo theo số quẻ xăm tương ứng. Tương tự như các quẻ xăm ở Việt Nam, Omikuji cũng sẽ có nội dung về các nguyện vọng, những dự đoán về tương lai, vận mệnh của người xin quẻ trong một năm tới, chuyện về tình yêu, học tập, công việc, buôn bán, bệnh tật và cả tiền bạc. Tùy vào từng loại quẻ bói mà du khách rút được sẽ biểu thị là quẻ tốt hay xấu.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Khi du khách rút được quẻ bói mà nội dung không như mong muốn, quẻ bói xấu thì không nên rút quẻ khác mà có thể chờ vào thời điểm khác. Với quẻ bói xấu rút được, du khách có thể cuộn tròn nó lại và gắn vào cây thông, buộc vào những dây thừng được chuẩn bị sẵn trong đền chùa hay đặt lên những bức tường tại các ngôi đền hoặc chùa này. Vì theo quan niệm của người Nhật: “Quẻ tốt mang đi, quẻ xấu buộc lại”.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Khi rút được quẻ bói là vận may, du khách cũng có thể cột nó ở cây thông để hi vọng những điều may mắn hơn. Hành động đó giống như một ý nghĩ kết nối vơi thần linh. Nếu không, du khách cũng có thể mang về như một lá bùa may mắn, hay sử dụng những lời nói, câu khuyên nhủ được in trong quẻ bói để hướng theo những điều tốt nhất.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Có thể nói, quẻ bói Omikuji chỉ có tác dụng khuyên nhủ, mong cầu mọi người hướng theo điều tốt hoặc những điều cần tránh trong cuộc sống. Nó không phải là một hoạt động mê tín nào, nên khi rút quẻ bói mọi người chỉ xem như một hoạt động trải nghiệm thú vị, tránh chú tâm và đặt nặng những quẻ bói này.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Nếu có cơ hội du lịch Nhật Bản, du khách nên thử rút quẻ bói Omikuji này một lần nhé! Hãy xem quẻ bói là một tấm bùa hộ mệnh hoặc một lời nhắc nhở bản thân. Biết đâu vào những thời điểm đấy, que bói Omikuji sẽ chỉ cho du khách một thông điệp mà du khách luôn tìm kiếm.
Quẻ bói Omikuji trong đời sống người dân Nhật Bản
Nguồn: st
Hãy luôn theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích về xứ hoa anh đào. Và liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật Bản với "chi phí thấp - xuất cảnh nhanh - thu nhập hấp dẫn - tuyển dụng liên tục".
Công ty TNHH Nhân lực Mirai - Nâng tầm lao động Việt
🎌🎌🎌
TIN LIÊN QUAN
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025
Nhật Bản nối tiếng với một mùa đông lạnh, tuyết trắng phủ đầy khắp mọi nơi, nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Đặc biệt, với những người lần đầu tới Nhật việc tìm hiểu những đặc điểm của mùa đông và cách chăm sóc sức khoẻ là điều rất cần thiết.
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
Ngày 22/10/2024, đoàn 18 khách Tập đoàn y tế AGEO MEDICAL GROUP đã đến tham quan Công ty TNHH Nhân lực Mirai và có buổi giao lưu trao đổi sâu sắc với học viên công ty.
Người Nhật luôn được biết đến với những tính cách nho nhã, lịch sự. Chính vì thế mà vấn đề liên quan đến xã hội, cộng đồng càng khiến họ phải giữ thái độ tôn trọng và lịch thiệp với nhau. Chẳng hạn như việc tham gia giao thông sẽ cho bạn thấy văn hoá con người xứ sở Hoa anh đào lịch sự và hoà nhã như thế nào!
Tổng cộng có 42 Giáo sư, Sinh viên và Nhân viên Khoa Văn thư của Đại học Meiji đã đến tham quan Công ty TNHH Nhân lực Mirai
Nhật Bản mùa xuân hoa anh đào phủ hồng khắp những góc trời, mùa hè là sự tươi mát được bao phủ bởi biển cả và những tán lá xanh, mùa đông tuyết phủ trắng xoá khắp mọi ngã đường và mùa thu Nhật Bản sẽ khoác lên mình sắc vàng sắc đỏ của những tán cây phong, cây rẽ quạt...
Là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á vì thế việc ăn mừng ngày Tết Trung thu cũng không ngoại lệ với xứ sở Hoa anh đào. Tuy nhiên, mỗi quốc gia vẫn sẽ có những nghi lễ và văn hoá khác nhau. Cùng tìm hiểu những đặc trưng và ý nghĩa ngày Tết Trung thu tại đất nước Mặt trời mọc có những gì nhé!
Ngày kính lão - ngày người Nhật dành để tạ ơn những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội, mừng họ sống lâu, trong ngày này tại nhiều nơi ở Nhật Bản người dân cũng tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và trẻ em được dạy làm các quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình. Vậy nếu muốn tặng quà ý nghĩa và đặc biệt cho người già trong ngày Kính lão thì nên tặng gì? Cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé!
Thu về - khắp con đường góc phố xứ Phù Tang khoác lên mình một màu áo mới lung linh sắc vàng sắc đỏ của mùa lá đổ. Nhật Bản vào thu ngoài những rừng lá phong bạt ngàn sắc đỏ thì những con đường bạch quả rực rỡ sắc vàng cũng thu hút rất nhiều du khách.
- trước
- 1
- xem tiếp
VIỆC LÀM MIRAI
- trước
- 1
- xem tiếp